Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu thông báo trong cuộc họp khẩn hôm nay rằng chính quyền hòn đảo sẽ lập tức chấm dứt quan hệ ngoại giao với quốc đảo hơn 100.000 dân Kiribati ở trung Thái Bình Dương và chờ đợi nước nà🉐y làm điều tương tự.
Động thái này diễn ra chỉ 4 ngày sau khi Quần đảo Solomon tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập mố🎉i quan hệ với Bắc Kinh.
"Bắc K൲inh đã dụ dỗ Kiribati ▨thay đổi quan hệ ngoại giao bằng những lời hứa đầu tư và viện trợ. Tổng thống Kiribati Taneti Mamau và một số người trong nội các của ông ấy có những ảo mộng về Trung Quốc", ông Wu tuyên bố.
Kiribati là quốc gia thứ 7 chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016. Các nước có hành động tương tự trước đó là Burkina Faso, Cộng hòa Dominican, Sao Tome và Pri💮ncipe, Panama và El Salvador. Đài Loan hiện còn duy trì quan hệ ngoại giao với 15 quốc gia trên thế giới.
Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo các nước cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhằm thay đ🉐ổi hiện trạng hai bờ eo biển, cho rằng động thái này "gây tổn hại và làm suy yếu sự ổn định khu vực".
Một quan chức cấp cao giấu tên của chính phủ Mỹ cảnh báo Quần đảo Solomon sẽ phải "gánh chịu hậu quả" với quyết định cắt quan hệ với Đài Loan và nói rằng Phó tổng thống Mike Pence quyết định hủy họp với Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare để ph𝓰ản đối.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và hòn đảo không được phép 🐽có quan hệ chính thức với bất kỳ quốc gia nào. Quan hệ hai bờ eo biển trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái, người phản đối chính sách "Một Trung Quốc", lên nhậm chức.
Trung Quốc gần đây tăng cường áp lực chính trị, ngoại giao, quân sự với hòn đảo, thường xuyên điều máy bay, tàu chiến tuần tra quanh Đài Loan kể từ khi bà Thái nꦡhậm chức. Bắc Kinh cũng coi nỗ lực thúc đẩy độc lập cho hòn đảo là "lằn ranh đỏ" và tuyên bố sẽ không chấp nhận điềuꦯ này.
Mai Lâm (Theo AFP)