"Phương tiện bay không người lái (drꦇone) thường dùng để chỉ những máy bay cỡ nhỏ có giá rẻ, nhưng trinh sát cơ RQ-4N vừa bị Iran bắn hạ khác xa với những chiếc drone thông thường", tờ New York Post của Mỹ cho biết trong bài viết đăng hôm 21/6.
Dù không có người lái, RQ-4 có sải cánh gần 40 m, lớn hơn cả máy bay chở khách Boeing 737. Dòng phi cơ này có thể thực hiện nhiệm vụ liên tục trong 30 giờ, tầm hoạt động 15.200 km, tr♑ần bay 18 km và đạt tốc độ tối đa 575 km/h. Các phiên bản RQ-4 đã có tổng cộng 250.000 giờ bay tích lũy, tham gia nhiều chi☂ến dịch của Mỹ ở Iraq, Afghanistan, Bắc Phi và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Giới chuyên gia quân sự c💎ho rằng việc mất chiếc RQ-4N sẽ khiến Mỹ tổn thất nặng nề, đồng thời đánh dấu lần đầu biến thể của dòng Global Hawk bị bắn rơi trong 18 năm vận hành. "Đây không phải máy bay không người lái (UAV) rẻ tiền mà quân đội Mỹ có thể dễ dàng vứt bỏ. Nó là một trung tâm dữ liệu trên không", Ulrike Franke, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế châu Â♛u (ECFR), nhận xét.
Quân đội Mỹ xác nhận UAV bị Iran bắn rơi là chiếc RQ-4N "BAMS-D", nguyên mẫu thử nghiệm của dòng MQ-4C Triton. Mỗi chiếc BAMS-D có mức giá hơn 200 triệu USD, nhưng thiệt hại của Washington không chỉ dừng ở chi phí chế tꦚạo phi cơ ♊này.
"RQ-4N được thꦉiết kế để lẩn tránh lưới phòng không hiện đại, với độ cao hành trình nằm ngoài tầm đánh chặn của nhiều tổ hợp tên lửa. Việc nó bị bắn rơi đã khiến nhi💦ều quan chức Lầu Năm Góc bất ngờ", New York Post cho biết thêm.
Theo Amy Zegart, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Đại học Stanford, mỗi nguyên mẫu RQ-🧜4N có giá cao hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 và đắt gấp nhiều lần các UAV chủ lực của Mỹ như MQ-9 Reaper. BAMS-D có giá cao vì được trang bị những cảm biến hiện đại nhất để thực hiện hoạt động trinh sát từ độ cao gần gấp đôi trần bay của máy bay chở khách.
"UAV này bay rất cao, nên việc Iran có thể bắn hạ nó cho thấy họ sở hữu năng lực phòng không đáng kể. Nói cách khác, vụ bắn hạ là cách Iran phát tín hiệu tới Mỹ rằng họ mạnh hơn Washington vẫn tưởng", Zegart nói.
Hãng tin Tasnim News của Iran cho biết vũ khí được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo♍ Iran (IRGC) sử dụng để bắn hạ UAV Mỹ là tổꦐ hợp phòng không tầm trung Raad do nước này tự phát triển. Đây là một trong những khí tài phòng không hiện đại nhất của Tehran, có đặc điểm chiến đấu tương tự hệ thống tên lửa Buk-M2EK của Nga.
Raad có thể sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau, trong đó biến thể nguyên gốc trang bị tên lửa Taer với tầm bắn 50 km và tầm cao 27 km. C𒁃ác phiên bản hiện đại hơn như Khordad có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách tới 105 km.
Chi phíꩵ chế tạo một tổ hợp Raad không được Tehran công bố, nhưng giới chuyên gia đánh gꦦiá nó không thua kém tổ hợp Buk-M2EK Nga, với mỗi quả đạn tên lửa có giá gần một triệu USD. "Đây là mức giá khá rẻ so với nhiều tên lửa phòng không hiện đại ngày nay, nó càng chứng tỏ hiệu quả khi bắn rơi UAV đắt tiền của Mỹ", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway cho biết.
Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu vũ khí của Mỹ tới các đồng minh ở Trung Đông và nhiều nước khác trong tương lai, khi Iran chứng tỏ n✃hững UAV đắt tiền, được trang bị nhiều cô⛄ng nghệ tối tân vẫn có thể bị hạ bởi tên lửa có mức giá tương đối rẻ.
Australia hồi năm ngoái ký hợp đồng 5,1 tỷ USD để mua 6 chiếc MQ-4C cùng hệ thống đi kèm, trong khi Đức cũng tỏ ý muốn sở hữu dòng UAV này vào năm 2025. Hải quân Ấn Độ đang xem xét khả năng mua MQ-4C để phối hợp cù𝐆ng phi đội P-8I trong biên chế nước này.
Máy bay RQ-4N được triển khai đến Trung Đông trong kế hoạch tăng cường lực lượng nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran c꧙hỉ 5 ngày trước khi bị bắn hạ. Mẫu UAV này được lựa chọn vì nó có một số tính năng không có trên dòng RQ-4 nguyên bản, như khả năng nhanh chóng hạ độ cao để nhận diện tàu biển và phối hợp hành động với trinh sát cơ P-8A Poseidon.
Vụ bắn rơi UAV sẽ tạo ra lỗ hổng lớn trong khả năng trinh sát của Mỹ, nhất là khi nước này chỉ sở hữu 4 nguyên mẫu RQ-4N và hai chiếc MQ-4C Triton. "Dường như chỉ có đội bay BAMS-D sẵn sàng hoạt động khi căng thẳng Mỹ - Iran leo thang. Hải quân Mỹ phải triển khai hai nguyên mẫu RQ-4N tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho tới khi dòng Triton đạt khả năng vận hành cơ ⛦bản vào cuối năm nay", chuyên gꦐia quân sự David Axe đánh giá.
Lực lượng máy bay trinh sát của Washington cũng bị lộ điểm yếu nguy hiểm sau sự cố, đó là khả năng xâm nhập không phận c🦋ủa những đối thủ sở hữu lưới phòng không hiện đại, nhiều tầng lớp.
Quཧân đội Mỹ hiện nay sở hữu hàng trăm máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát, từ các mẫu có người lái như phi cơ do thám U-2, máy bay tình báo điện tử RC-135, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3, máy bay tuần thám P-8 Poseidon, cho tớiꩲ các loại UAV như RQ-4, MQ-9 hay MQ-4 của hải quân. Tuy nhiên, tất cả chúng đều được xếp vào diện "không có khả năng thâm nhập", nghĩa là chúng rất dễ tổn thương trước các hệ thống phòng không hiện đại.
Chúng đều không có khả năng tàng hình, tốc độ bay tương đối thấp và không 🐭có khả năng cơ độ𝓡ng như tiêm kích. Trinh sát cơ Mỹ phải hoạt động xa lãnh thổ đối phương để bảo đảm an toàn, hoặc mạo hiểm tiếp cận không phận và đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ.
Mẫu trinh sát cơ có người lái có khả năng thâm nhập cuối cùng của Mỹ là SR-71, nhưng chúng đã bị loại khỏi biên ch🧸ế không quân nước này từ cuối thập niên 1990. Lầu Năm Góc hiện biên chế một số ít UAV tàng hình như RQ-170 Sentinel và RQ-180 có khả năng này, nhưng số lượng quá ít.
Các mẫu UAV tàng hình này cũng không phải bất khả 🌸xâm phạm. Quân đội Iran từng chiếm quyền điều khiển và thu được một chiếc RQ-170 nguyên vẹn hồi năm 2011, cho phép họ phát triển bản sao mang tên Shahed 191.
Vũ Anh (Theo PressTV)