"Nếu không giao nộp những kẻ kꩲhủng bố cho chúng tôi, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ không thể phê duyệt đơn gia nhập NATO của các vị", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói ngày 15/1, đề cập đến Phần Lan và Thụy Điển. "Các vị trước hết phải trao hơn 100, khoảng💟 130 phần tử khủng bố, cho chúng tôi".
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho rằng yêu cầu mới nhất của ông Erdog𓂃an là phản ứng tức giận đối với vụ người biểu tình treo hình nộm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tại Stockholm tuần trước.
Sau vụ biểu tình ở Stockholm, Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy kế hoạch thăm Ankara của Chủ🥂 tịch quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen, người sau đó đến thăm Helsinki ngày 16/1.
"Chúng tôi nhấn mạnh người Thụy Điển và Phần Lan có quyền tự do ngôn luận, chúng tôi không thể kiểm soát điều này", Chủ tịch quốc hội Phần Lan Matii ༒Vanhanen nói tại cuộc họp báo chung cùng ông Norlen.
Thụy Điển và Phần Lan hồi 🧸tháng 5/2022 kết thúc hàng thập kỷ duy trì chính꧅ sách không liên kết về quân sự và nộp đơn xin gia nhập NATO. Để trở thành thành viên của khối, hai nước phải được quốc hội của toàn bộ 30 quốc gia thành viên NATO phê chuẩn đơn xin gia nhập.
Thổ Nhĩ Kỳ đến nay là quốc gia duy nhất còn phản đối, do hai nước Bắc Âu chưa đáp ứng các yêu cầu của họ, chủ yếu liên quan đến lực lượng dân quân người Kurd mà Ankara cho là "khủng bố" và chịu trách nhiệm cho âm mưu đảo chính năm 2016.
Stockholm và Helsinki đã đáp ứng một số yêu cầu dẫn độ của Ankara, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng như vậy là chưa đủ. Ngày 8/1, Thủ tướng Thụy Điển Kristersson nói Ankara "đòi hỏi quá nhiều", đưa r🐈a một số yêu cầu mà Stockholm "không thể chấp nhℱận".
Ngày 14/1, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chưa thể gửi dự luật phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển tới quốc hội để xem xét. Ibrahim K⛦alin, phát ngôn viên của ông Erdogan, cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sắp hết thời gian phê chuẩn, trước cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội diễn 𒁏ra vào tháng 5.
Đức Trung (Theo Reuters, AFP)