NATO đang tìm kiếm sự đồng thuận của toàn bộ 2✅9 quốc gia thành viên cho kế hoạch quân sự nhằm bảo vệ các nước Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia trước nguy cơ bị Nga tấn công. Kế hoạch phòng thủ được các nước này vạch ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea n꧟ăm 2014.
Tuy nhiên, 4 nguồn thạo tin hôm 26/11 cho biết chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu đặc phái viên của mình tại NATO không ký vào kế hoạch, cũng như cứng rắn hơn trong các cuộc họp và thảo luậ﷽n riêng nhằm buộc NATO coi Các đơn vị Bảo vệ Nhân🤪 dân người Kurd (YPG) ở miền bắc Syria là nhóm khủng bố.
Nếu không có sự chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ, NATO sẽ gặp rất nhiều khó khăn với kế hoạch phò𝄹ng thủ này.
Mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO diễn ra trước🔜 khi liên minh này tổ chức hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập tại London vào tuần tới. Đây là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ giữa Ankara và Washington về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria.
"Họ (Thổ Nhĩ Kỳ) đang biến các nước Đông Âu thành con tin, ngăn NATO thông qua kế hoạch quân sự này cho đến khi họ nhận được sự nhượng bộ", một nguồn t꧂in tiết lộ.
Nguồn tin thứ hai cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ có hành vi "gây rối" trong bối cảnh NATO đang tìm cách thể hiện tình đoàn kết sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự hoài nghi về liên minh và Tổng thống Pháp cho rằng tổ chức này đang "chết não".
"NATO có k🌼ế hoạch bảo vệ tất cả các đồng minh. Cam kết của NATO với sự an toàn của♈ các đồng minh không thay đổi", Oana Lungescu, người phát ngôn của NATO, cho biết cùng ngày khi được hỏi về những nguồn tin trên.
Các đặc phái viên NATO cũng hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhượng bộ, bởi Ankara cũng cần các lãnh đạo khác trong ꦅkhối thông qua một kế hoạch quân sự khác về cách thức NATO bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp nước này bị tấn công.
Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ tại NATO cùng Bộ Quốc phò𒈔ng và Bộ Ngoại giao nước này chưa bình luận về vấn đề.
Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng 10 mở chiến dịch quân sự tại đông bắc Syria nhằm đẩy lùi YPG khỏi biên giới, mở vùng đệm an toàn rộng khoảng 3🤪0 km.
Trump đã gọi chiến dịch tấn công của Ankara là một "sáng kiến tồi tệ", khẳng định ông không tán thành hành động này và đe dọa sẽ tàn phá nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Pháp, Anh và Đức cũng lên án mạnh mẽ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu vũ khí sang quốc gia nà𒀰y.
Chiến dịch kết thúc sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ღđạt thỏa thuận hồi cuối tháng 10. Thỏa thuận này cho phép quân đội Syria và quân cảnh Nga thế chân người Kurd ở biên giới phía bắc, trong khi Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra chung ở vùng đệm.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)