"Thủy thủ đoàn nói với chúng tôi rằng có thứ gì đó đã bay về phía con tàu và họ phát hiện ra lỗ thủng trên thân tàu", Yutaka Katada, chủ tịch công ty Kokuka Sangyo của Nhật Bản, đơn vị sở hữu tàu dầu Kokuka Courageous, hôm nay cho biết trong cuộc họp báo ở Toꦿkyo. "Rồi một số thủy thủ nhìn thấy vật thể bay thứ hai lao vào tàu".
Tàu Kokuka Courageous bị tấn công khi đang trên Vịnh Oman hôm 13/6 trong hành trình chở🌃 methanol tới Singapore. Các thủy thủ cho biết đã nghe thấy hai tiếng nổ lớn và họ buộc phải rời khỏi tàu, sau đó được đưa lên một ♍chiến hạm Mỹ có mặt ở hiện trường.
Ông Katada✨ tin rằng các vật thể bay này có thể là đầu đạn, đồng thời phủ nhận khả năng tàu bị thủy lôi hoặc ngư lôi tấn công, bởi lỗ thủng ở thân tàu nằm ở vị trí trên mực nước biển. Theo ông, các thông tin về việc tàu bị tấn công bằng thủy lôi là "sai lệch".
Tuyên bố của chủ tàu Kokuka Courageous mâu thuẫn với những gì Mỹ đưa ra về nguyên nhân vụ tấn công tàu dầu trên Vịnh Oman. Bộ Tư lệnh ꦗTrung tâm Mỹ (CENTCOM) hôm qua công bố ảnh chụp cho thấy một vật thể hình tam giác bám chặt trên thân tàu Kokuka Courageous, bên cạnh lỗ thủng do một thiết bị nổ gây ra.
CENTCOM sau đó tiếp tục công bố đoạn video mà họ cho là quay cảnh các thủy thủ Iran đang tìm cách tháo một quả thủy lôi từ trường khỏi thân tàu Kokuka Courageous. Quan chức quốc phòng Mỹ tin rằng Iran đang tìm cách che giấu bằng chứng về sự liên quan t🔯rong vụ tấn công.
Ông Katada cho biết các thuyền viên cũng nhìn🍸 thấy một tàu hải quân Iran gần Kokuka Courageous, nhưng không xác định được nó xuất hiện trước hay sau sự cố. Ông bổ sung rằng đầu đạn thứ nhất phát nổ ở vị trí gần phòng máy, còn đầu đạn thứ hai khiến mạn phải của tàu bị hư hại nghiêm trọng.
Hiện chưa rõ thông tin do các thủy thủ trên tàu Kokuka Courageous chính xác tới mức nào, nhưng các chuyên gia quân sự cho r෴ằng nếu tàu bị tấn công bằng tên lửa chống hạm, quả đạn sẽ bay sát mặt biển với vận tốc rất cao, mắt người khó có thể quan sát và phát hiện kịp thời. Các tên lửa chống hạm cũng thường sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều cho mục tiêu do mang theo đầu đạn có uy lực mạnh.
Tàu thứ hai bị tấn công trên Vịnh Oman hôm 13/6 là Front Altair, mang cờ Quần đảo Marshall, thuộc công ty Frontline của Na Uy. Vụ nổ khiến con tàu bốc cháy, các thủy thủ phải sơ tán và đ💞ược đưa lên tàu hải quân Iran. Toàn bộ 44 thủy thủ trên hai tàu đều đã an toàn.
Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết sự cố sẽ được thảo ꦑluận tại cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng và môi trường trong khuôn khổ hội nghị G20 cuối tuần này. Ông từ chối bình luận về việc chính quyền Mỹ đổ trách nhiệm cꩲho Iran trong vụ tấn công, nói thêm rằng Nhật đang điều tra về sự cố.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang thăm Iran nhằm làm giảm căng thẳng giữa Washington và Tehran. Sau cuộc hội đà🐲m với Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 12/6, Thủ tướng Nhật nói rằng phải tránh mọi "xung đột bất ngờ" trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran đang gia tăng.
Ánh Ngọc (Theo AP)