Kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông đã được Trung Quốc xây dựng từ năm 2010, cùng thời điểm nước này tuyên bố đơn phương lập ADIZ trên biển Hoa Đông, SCMP ngày 31/5 dẫn một nguồn tin 𓆉giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết.
Nguồn ti♓n cho hay ADIZ Trung Quốc dự kiến lập trên Biển Đông bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát.
Trung Quốc năm 2010 tuyên 𝓀bố xem xét lập ADIZ trên biển Hoa Đông và đưa ra tuyên bố chính thức về vùng nhận dạng phòng không này vào năm 2013, nhưng chưa tuyên bố về ADIZ trên Biển Đông. Động thái lập ADIZ ở biển Hoa Đông của Trung Quốc đã bị Nhật Bản, Mỹ và nh🎃iều nước khác trên thế giới chỉ trích quyết liệt.
"Nhà chức trách Trung Quốc đang chờ thời điểm thíc🔯h hợp để công bố kế hoạch trên Biển Đông", quan chức quân sự ꦇgiấu tên nói.
Người 🅺đứng đầu lực lượng phòng vệ Đài Loan hôm 4/5 tuyên bố chính quyền hòn đảo đã nắm được kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông của Trung Quốc đại lục.
ADIZ thường được các nước tuyên bố lập trên các vùng trời ở khu vực không có tranh chấp, để chính quyền các nước theo dõi, giám sát mọi máy bay nước ngoài hoạt động để đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia, khi yêu cầu các phi cơ tiến vào ADIZ phải phát tín hiệu nhận dạng và thông báo kế hoạch bay. Dù nhiều nước đã công bố lập ADIZ,🐠 khái niệm này chưa được xác định h🦋ay quy định bởi bất cứ hiệp ước hoặc cơ quan quốc tế nào.
Giới chuyên gia quân sự nhận định nếu tuyên b꧋ố lập ADIZ trên Biển Đông, Trung Quốc có nguy cơ làm leo thang căng thẳng với Mỹ và có thể gây thiệt hại không thể khắc phục trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.
🐎Lu Li-Shih, cựu giảng viên tại học viện hải quân Đài Loan, cho rằng việc Bắc Kinh bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tiến hành hoạt động quân sự hóa trái phép, đặc biệt là xây đường băng và hệ thống radar trên các đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn trong nhiều năm qua, là một phần trong kế hoạch lập ADIZ tại Biển Đông của Trung Quốc.
"Ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Quân Giải phóng Nhân dânꦜ Trung Quốc (PLA) đã triển khai máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không KJ-500 cùng máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 ở đá Chữ📖 Thập", Lu Li-Shih nói. Các ảnh vệ tinh Lu đề cập đến đều do hãng ImageSat International của Israel và Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố.
Ảnh vệ tinh còn cho thấy các cơ sở được trang bị điều hòa đang được Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập, có thể là hầm chứa để bảo vệ tiêm kíc𝐆h khỏi nhiệt độ, độ ẩm và độ mặn cao. Chuyên gia Lu dự đoán PLA sẽ sớm triển khai tiêm kích tới thực thể này. "Sau khi tiêm kích của PLA tới, chúng có thể phối hợp cùng máy bay cảnh báo sớm và chốn🍌g ngầm để tuần tra tại ADIZ", Li nói.
Li Jie, cựu đại tá PLA và chuyên gia hải𝓰 quân, nói rằng một số nước thường hoãn công bố ADIꦉZ cho tới khi sở hữu các thiết bị, khí tài cùng các cơ sở hạ tầng khác để quản lý khu vực. Tuy nhiên, Li cho rằng Trung Quốc vẫn có thể thông báo ADIZ sớm hơn khi họ cho rằng thời cơ đã chín muồi.
"Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ ở biển Hoa Đông dù PLA vẫn chưa có khả năng phát hiện, theo dõi và xua đuổi máy bay nước ngoài bay vào khu vꦓực", Li nói.
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết Bắc Kinh nhận thức được rằng Biển♒ Đông rộng hơn biển Hoa Đông rất nhiều, do đó đòi hỏi nhiều nguồn lực cho hoạt động tuần tra hơn. "Bắc Kinh ngần ngại tuyên bố ADIZ ở Biển Đông vì các yếu tố kỹ thuật, chính trị và ngoại giao cần cân nhắc", nguồn tin cho biết.
"Tuy nhiên, vấn đề thực tế nhất là PLA trước𓄧 đây không có khả năng triển khai tiêm kích khẩn cấp để ngăn cản máy bay nước ngoài hoạt động trên Biển Đông, khu vực có diện tích rộng gấp nhiều lần biển Hoa Đông, khiến chi phí hỗ trợ quản lý ADIZ là rất lớn", nguồn tin cho biết.
Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông của Trung Quốc là căng thẳng trong 🌠quan hệ với Mỹ gần đây gia tăng trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, công nghệ tới quân sự ꧒hay nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Các máy ꦯbay Mỹ, trong đó có trinh sát cơ EP-3E, RC-135U và oanh tạc cơ chiến lược B-1B, hồi tháng trước ít nhất 9 lần bay🅰 qua Biển Đông, theo trang web Aircraft Spots chuyên theo dõi hàng không.
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)