"Tôi không biết liệu Ozil có đến Tân Cương hay không. Nhưng có vẻ như cậu ta đã bị lừa dối bởi tin tức giả và phán đoán của cậu ta bị ảnh hưởng 🏅bởi những nhận xét không trung thực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc C♔ảnh Sảng nói tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm nay.
Ông Cảnh nói rằn▨g nếu Ozil có cơ hội, Trung Quốc "rất vui" khi thấy cầu tꦇhủ này đến Tân Cương và tự có đánh giá.
"Miễn là cậu ấy có nhận thức thông thư𓆏ờng, có thể phân biệt rõ ràng đúng sai, đề cao nguyên tắc khách quan và công bằng, cậu ấy sẽ thấy một Tân Cương rất khác", ông Cảnh nói. "Tân Cương thích sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đoàn kết dân tộc, hòa hợp xã hội. Mọi người ở đó sống và làm việc trong hòa bình và hài lòng".
Bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi Ozil, tiền vệ người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi cho câu lạc bộ Arsenal, lên án Trung Quốc liên quan đến người Hổi giáo thiểu số ở Tân Cương trong b𓆉ài đăng Twitter hôm 13/12 và chỉ trích các nước Hồi giáo không lên tiếng trước hành động của Bắc Kinh.
Báo Trung Quốc Global Times hôm qua gọi những bình luận của cầu thủ 31 tuổi là sai sự thật, đồng thời đăng Twitter rằng Ozil "khiến người hâm mộ và các cơ quan quản lý bóng đá Trung Quốc thất vọng". Câu lạc bộ Arsenal từ chối bình luận về thông tin trên, khẳng định họ "luôn tuân thủ nguyên tắc không liên quan đến chính tr﷽ị".
Chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung từ đầu năm 2017. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở này là "trung tâm đào tạo nghề" để giúp người dân nơi đây học ti🌠ếng phổ thông, kỹ năng nghề nghiệp, tránh xa chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Mỹ và các nước phương Tây không chấp nhận tuyên bố này. Hạ viện Mỹ hôm 3/12 thông qua Dự luật Duy Ngô Nhĩ, cho phép chính quyền Mỹ xác định và trừng phạt quan chức bị xem là chịu trách nhiệm l🌟iên quan trong việc giam hàng loạt thành viên nhóm dân tộc thiểu số ở khu tự trị Tân Cương.
Huyền Lê (Theo AFP)