Guardian hôm nay dẫn lời các quan chức quân sự Trung Quốc cho biết việc điềꦉu tàu ngầm hạt nhân tuần tra Thái Bình Dương là hành động không thể tránh khỏi. Hiện chưa rõ thời gian đợt tuần tra đầu tiên ♎được triển khai.
Họ cho rằng Mỹ hồi tháng 3 thông báo kế hoạch bố trꦗí một Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD tại Hàn Quốc và phát triển tên lửa siêu thanh có thể tấn công Trung Quốc trong vòng chưa đầy một giờ là các mối đe dọa lớn đối với lực lượng răn đe trên đất liền của nước nꦫày.
Lầu Năm Góc, trong một báo cáo gần đây trình lên quốc hội M💮ỹ, lưu ý "Trung Quốc có thể tuần tra răn đe hạt nhân lần đầu tiên vào thờꦆi gian nào đó trong năm 2016". Nhiều sĩ quan Mỹ cấp cao trước đó cũng có dự đoán tương tự.
Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo suốt hơn ba thập kỷ nhưng chưa triển khai thực tiễn do lỗi k💃ỹ thuật và chính sách liên quan. Bắc Kinh vẫn đang theo đuổi chính sách răn đe thận trọng, tuyên bố sẽ không bao giờ là bên sử dụng vũ khí hạt nhân trước trong trường hợp xảy ra xung đột và tách riêng cơ sở lưu trữ tên lửa với đầu đạn. Hai cơ sở đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giới lãnh đạo cấp cao.
Việc Trung Quốc điều động tàu ngầm hạt nhân được🦂 dự đoán sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng.
Thông tin trên xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Barack Obama thông báo Mỹ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, đã kéo dài hàng chục năm, đối với Việt Nam. Các quan chức Trung Quốc công khai hoan nghênh quyết định trên. Tuy nhiên, một bài xã luận trên China Daily, tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc, lại cảnh báo nỗ lực nhằm "kìm hãm Trung Quốc này gây bất l🔯ợi cho hòa binh và ổn định khu vực, có nguy cơ làm phức tạp tình hình" Biển Đông và "châm lửa xung 🌱đột".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sau đó cho rằꦦng chính hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông cũng có thể châm lửa ở khu vực. "Tôi muốn cảnh báo Trung Quốc không nên có hành động đơn phương nhằm cải tạo và quân sự hóa các đảo", ông nói.
Như Tâm