"Hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon không lợi dụng bất kỳ ai, không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào, cũng hoàn toàn không có ý định thiết lập căn cứ quân sự", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Honiara, thủ đô Quần đảo Solomon hôm nay, khi bắt đầu chuyến công du các ꦅquốc đảo Thái Bình Dương.
Bình luận được ông Vương đưa ra trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Solomon Jeremiah Manele. Ngoại trưởng Trung Quốc mô tả hiệp ước an ninh được hai nước ký kết tháng trước là "thẳng thắn, trung thực và chính trực".
Theo dự thảo thỏa thuận an ninh được tiết lộ hồi tháng 3, tàu thuyền Trung Quốc sẽ được phép thực hiện các hoạt động tiếp tế hậu cần, dừng chân và quá cảnh tại Quần đảo Solomon. Trung Quốc cũng có thể triển khai "các lực lượng thích hợp" để bảo vệ nhân 🐭viên cùng dự án của nước này ở Quần đảo Solomon.
Thỏa thuận này cũn൩g nêu rõ Quần đảo Solomon có thể yêu cầu Trung Quốc điều động cảnh sát vũ trang, binh sĩ và lực lượng hành pháp của nước này tới quốc đảo Thái Bì♑nh Dương để thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo hoặc an ninh. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia, cả hai sẽ không được phép tiết lộ các nhiệm vụ này.
Chính phủ cũ của Australia, thất bại trong cuộc b🐼ầu cử ngày 21/5, từng tuyên bố Trung Quốc sẽ vượt "lằn ranh đỏ" nếu có bất kỳ động thái nào nhằm thiết lập căn cứ quân sự ở Quần đảo Solomon, quốc gia cách Australia chưa đầy 2.000 km.
Phát biểu tại Honiara, ông Vương nói rằng hợp tác của Trung Quốc với các quốc đảo Thái Bình Dương "không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào và 𝓰không nên để bất kỳ quốc gia nào khác can thiệp hoặc làm gián đoạn". Ông cũng chỉ trích các chính phủ Australia trước đây coi các đảo ở Thái Bình Dương là "sân sau".
"Họ không phải là sân sau của bất kỳ ai. Tất cả quốc đảo Thái Bình Dương được quyền đưa ra lựa chọn của riêng mình thay vì chỉ là t🔥ín đồ của những người khác", ông Vương cho hay.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng cho rằng hiệp ước an ninh giúp chính q▨uyền Quần đảo Solomon bảo vệ sự ổn định và an ninh lâu dài, "theo nhu cầu và yêu cầu của Quần đảo Solomon trong việc thực thi pháp luật và hợp tác an ninh", đồng thời đòi hỏi phải "nâng cao năng lực" cho lực lượng cảnh sát.
Mỹ và Australia từ lâu lo ngại khả năng Trung Quốc xây dựng căn cứ hả🅺i quân ở Nam Thái Bình Dương, cho phép hải quân của nước này 💃triển khai sức mạnh vượt xa biên giới. Bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của Trung Quốc ở Thái Bình Dương đều có thể buộc Australia và Mỹ phải thay đổi phương án quân sự trong khu vực.
Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare tháng trước khẳng định họ không có ý định cho phép Trung Quốc đặt căn cứ q🌄uân sự.
Huyền Lê (Theo AFP)