Bà Tomomi Inada chỉ có rất ít thời gian để làm quen với cương vị bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản mới đảm nhận, vì ngay trong ngày làm việc đầu tiên, nhiều sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra, theo Reuters.
Chỉ vài giờ sau khi bà được bổ nhiệm vào nội các hôm 3/8, lần đầu tiên Triều Tiên bắn một quả tên lửa đạn đạo rơi xuống bên trong ho🍷ặc gần vùng biển Nhật Bản.
Màn phô diễn sức mạnh nói trên là một phần trong chươn👍g trình thử nghiệm vũ khí ngày càng khiêu khích của Bình Nhưỡng, gợi nhắc tới mối quan hệ giữa các nước ở Đông Bắc Á đang căng thẳng như thế nào, từ chương trình hạt nhân Triều Tiên cho đến cách hành xử ngang ngược của🔯 Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Giới quan sát nhận định, trước những diễn biến phức tạp này, bà Inada, một đồng minh bảo thủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đồng thời cũng là người ủng hộ chủ trương sửa đổi hiến pháp hòa bình mà Nhật Bản duy trì ꦯbấy lâu, s🧜ẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể xoa dịu được các mối căng thẳng trong khu vực.
Từng là người đứng đầu ban chính sách đảng Dân chủ Tự do (LDꦚP) cầm quyền, cũng là chính trị gia thường xuyên ghé thăm đền Yasukuni ở Tokyo, nơi thờ tự các binh sĩ Nhật Bản tử 🦋trận trong chiến tranh, bà Inada nhiều kh🌳ả năng sẽ khiến hai nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc cảm thấy khó chịu.
Trên thực tế, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã gọi tân ♏Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản là "chính trị gia cánh hữu điển꧅ hình", do những chuyến thăm đền Yasukuni cũng như việc bà kêu gọi sửa đổi hiến pháp hòa bình và tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản.
Khi được hỏi liệu bà có viếng thăm đền Yasukuni trước lễ kỷ niệm ngày phát xít Nhật đầu hàng phe đồng minh 15/8/1945 không, bà Inada từ chối bình luậ🌊n.
"Đó là vấn ✤đề lương tâm và tôi nghĩ tôi kh𒉰ông nên bình luận về việc liệu mình có đến đó hay không", bà nói với các phóng viên.
Bà Inada là một trong ba nghị sĩ Nhật Bản từng bị Hàn Quốc từ chối nhập cảnh vào năm 2011, b😼ởi khi ấy họ có kế hoạch đến thăm đảo Dokdo/Takeshima mà hai nước đang tranh chấp.
Thách thức nữa của nữ Bộ tꩲrưởng Quốc phòng 57 tuổi này là quản lý các nguy cơ có thể nổ ra xung đột với Trung Quốc 🍌liên quan đến tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự gần nhóm đảo này, buộc Nhật Bản phải thường xuyên điều chiến đấu cơ ngăn chặn máy bay Trung Quốc.
Một trong những điểm nóng khác mà bà Inad🐈a phải đối mặt là vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, khu vực có ảnh hưởngܫ rất lớn tới kinh tế và hoạt động thương mại của nước này.
Thay vì đối đầu trực diện với Trung Quốc bằng cách triển khai tàu chi🙈ến đi qua các đảo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông, Nhật Bản đang cung cấp thiết bị và các khóa huấn luyện cho một số nước Đông Nam Á, bao gồm Philippines và Việt Nam.
Sách trắng quốc phòng hàng năm của Nhật Bản công bố hôm 2/8 còn cảnh báo về "những hậu quả khôn lường" nếu Trung Quốc phớt lờ các quy tắc quốc tế sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ở The📖 Hague, Hà Lan, ra phán quyết không công nhận "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng là một người theo đường lối thực tế, bà Inada hoàn toàn đủ sức đối phó với n𒐪hững thách thức trên, bằng cách tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực để xử lý những căng th♒ẳng tồn đọng.
"Bà ấy là tuýp người thường xuy꧋ên lắng nghe nhiều tầng lớp dân chúng. Tôi tin bà ấy sẽ triển khai 🐠chính sách thực dụng", Bonji Ohara, một học giả từ Quỹ Tokyo, nhận xét.
"Thay đổꦆi nhân sự mở ra cơ hội tốt để cải thiện các mối quan hệ. Động thái này cũng tạo cơ hội để Trung Quốc có thể nói rằng những gì đã xảy ra thì cũng xảy ra dưới thời bộ trưởng quốc phòng Gen Nakatani rồi và từ đó thay đổi lập trường", Ohara bình luận.
Xem thêm: Trung Quốc khó♏ chịu vì nữ bộ trưởng quốc phòng mới của N🍒hật
Hồng Vân