Trong cuဣộc xung đột kéo dài nhiều năm ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đón làn sóng tị nạn khổng lồ từ biên giới phía nam kéo sang. Ước tính hơn 3,6 triệu người Syria đã tràn sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tránh những cuộc thảm sát của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như chiến sự ở quê nhà.
Chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ lâu đã muốn lập một "vùng an toàn" ngay trong🅘 biên giới phía bắc Syria để đẩy những người tị nạn này trở về quê hương. Theo kế hoạch của các quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ, "vùng an toàn" sẽ là một dải đất rộng ít nhất 30 km, nằm dọc theo biên giới giữa nước này với Syria.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhận định việc thành lập "hành lang hòa bình" này là cần thiết đối với an ninh và ổn định cho người dân Syria, có thể đón khoảng 2 triệu người tị nạn đang cư trú ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nó đồng thời còn đóng vai 🥀trò là một "vùng đệm" ngăn Thổ Nhĩ Kỳ với những bất ổn bên trong Syria.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất với kế hoạch này là Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), nhóm dân quân đang kiểm soát khu vực rộng lớn ở biên giới phía bắc Syria, với mong muốn t🙈hành lập một nhà nước riêng. Thổ Nhĩ Kỳ đã liệt YPG vào danh sách khủng bố và khi được Mỹ "bật đèn xanh", Ankara đã quy🐠ết định sử dụng biện pháp mạnh với lực lượng dân quân này.
Từ ngày 9/10, các đơn vị tăng, t🦩hiết giáp Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự "Mùa xuân Hòa bình", tiến vào Syria, đẩy lùi dân quân người Kurd để xây dựng "vùng an toàn" theo ý đồ của họ.
Ankara từng thành công với mô hình này qua hai chiến dịch "Lá chắn Euphrates" và "C▨ành Ô liu" được tiến hành trong giai đoạn 2016-2018, đẩy lùi dân quân người Kurd ra khỏi một số khu vực quan trọn💮g ở biên giới và đưa ít nhất 350.000 người Syria hồi hương.
Tuy nhiên, chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" lần này có quy mô lớn hơn nhiều, và việc xây các trại tị nạn dọc "vùng an toàn" cho hàng triệu người rất dễ trở thành gánh nặng cho Thổ Nhĩ Kỳ, bởi q𒅌uốc gia này đang phải "thắt lưng buộc bụng" đểꦑ vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế và khủng hoảng tiền tệ.
Theo kế hoạch của Tổng thống Erdogan, Ankara sẽ xây khu định cư với 10 thị trấn và 140 làng để đón ít nhất một triệu người tị nạn Syria. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, nhà thi đấu thể thao và 200.000 ngôi nhà. Những gia đình sống𒐪 trong các ngôi làng sẽ có đất nông nghiệp để canh tác.
Kế hoạch dự kiến hoàn thành trong một năm và tiêu tốn khoảng 26,4 tỷ USD, con số được đánh giá là vượt quá khả năng tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đang gia tăng, trong khi đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của Tổng thống Erdogan suy giảm quyền lực sau một l✱oạt thất bại tại nhiều🧸 thành phố lớn trong cuộc bầu cử địa phương cuối tháng 3.
Trong bài viết trên báo đối lập Sozcu của Thổ Nhĩ Kỳ, nhà kinh tế Ege Cansen nhấn mạnh Ankara cần có sự minh bạch về chính sách tài chính và cơ cấu chính quyềꦦn tại vùng an toàn, đồng thời chỉ ra những bất đồng của người bản địa ở vùng đệm.
Liênღ Hợp Quốc trước đó tỏ ý quan ngại về dòng người tị nạn Syria sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" ở đông bắc Syria, cũng như kế hoạch mở rộng vùng an toàn tại khu vực trên.
Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng chiến dịch quân sự là cần thiết để dọn đường thành lập một khu vực an toàn, trong khi đại diện Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) có nòng cốt là dân quân người Kurd lại phản đối. SDF 🦹cho rằng kế hoạch hồi hương hàng triệu người Syria của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay đổi toàn bộ cơ cấu dân số địa phương.
Fahrettin Altun, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, bác bỏ cáo buộc này, khẳng định những người Syria lánh nạn đang lo sợ quay trở lại và cho rằng YPG đang tiến hành thanh trừng sắc tộc ở đông bắc Syria𓆉.
"Kế hoạch 'vùng an toàn' của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn khá mơ hồ, đậm mùi thuốc súng và những toan tính lợi ích riêng trong khi Ankara vẫn chưa nhận được sự đồng thuận và ủng hộ từ quốc tế", bình luận viên Sinem Koseoglu của Al Jazeera nhận định.
Minh Anh (Theo Al Jazeera)