Đó là trưa một ngày cuối tuần năm ngoái, khi người giúp việc xin về quê có ꦯviệc gấp. Lúc này, con gái chị đang chập chững tập đi trong khi người mẹ tuổi 70 phải chống gậy bước. Người phụ nữ 32 tuổi gắng sức m𝓰ới dìu được mẹ từ phòng ngủ ra nhà tắm để mặc con gái khóc trong cũi. Cứ thời tiết thay đổi là bà đi vệ sinh không kiểm soát.
Hiện tại, con Hồng đã có thể chạy khắp nhà, còn chân mẹ chị yếu dần, gần như chỉ nằm một chỗ. Từ ngày bố mất, chị là chỗ dựa duy nhất của mẹ. Nhà có hai chị em, nhưng cô em gái lấy chồng xa, cuộc sống chật𒐪 vật, gần như không giúp được gì. Vì nhiều lý do, vợ chồng Hồng không thể đến sống chung với mẹ đẻ. Chị dành khoản lương hưu hơn bảy triệu đồng của mẹ thuê g🐻iúp việc.
Thêm khoảng ba triệu đồng, Hồng có thể đăng ký cho mẹ một chỗ trong viện dưỡng lão, nhưng vợ chồng chị꧒ không đành lòng. Những lúc tỉnh táo, bà nói "đồ cဣon bất hiếu mới cho mẹ vào đó".
"Sợ nhất khi mẹ và con gái cùng ốm, mình chẳng thể phân thân nên chạy như con thoi. Ở bên người này thì sợ người kia bất trắ𓄧c", chị kể.
Các nhà🐽 xã hội học gọi những người vừa phải lo chăm sóc cha mẹ già yếu, vừa nuôi con nhỏ như Hồng là "thế hệ bánh mỳ kẹp".
"Thế hệ bánh mỳ kẹp" (Sandwich Generation) là thuật ngữ do nhà xã ༒hội học người Mỹ Dorothy Miller đặt ra, chỉ nhóm người trung꧑ niên (40-50 tuổi) vừa phải chăm sóc bố mẹ già, vừa nuôi dạy con cái.
Theo trung tâm nghiên cứu xã hội Pew của Mỹ, tính đến năm 2013, gần một nửa những người ở độ tuổi 40-50 có bố mẹ trên 65 tuổi, đồng thời có con cái cần chăm sóc. 15% số người trung niên cho biếꦕt họ đang phải hỗ trợ tài chính cho cả cha mẹ và con cái.
Theo khảo sát nhanh của phóng viên VnExpress với hơn 230 người đã lập gia đình, 56,3% cho biết đang c🐈ùng lúc chăm sóc con nhỏ và cha mẹ già, 35,🃏9% cảm thấy áp lực và mệt mỏi khi vừa phải phụng dưỡng cha mẹ già vừa chăm con nhỏ.
Chưa có số liệu thống kê về số người "bánh mỳ🔥 kẹp" ở Việt Nam nhưng theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển xã hội, đây là thực trạng phổ biến và tất yếu. Tổng điều tra dân số 2019 cho biết, tỷ lệ dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi) ở Việt Nam chiếm khoảng 45%. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) ở Việt Nam đang có xu hướng gi🀅ảm dần qua từng năm, còn nhóm 60 tuổi trở lên đang gia tăng.
"Tuổi thọ người dân ngày một tăng, ngư🔯ời trẻ sinh đẻ ít đi nên khi chỉ có một hoặc hai con thì gánh nặng lo toan nhiều hơn. Trong khi đó, nhiều người già ở Việt Nam 𒅌không có lương hưu. Người 80 tuổi trở lên mới được hưởng trợ cấp xã hội và cũng không đủ sống nên họ trông đợi cả vào con", bà Hồng nói.
Theo báo cáo quốcඣ gia Việt Nam "một xã hội đang già hóa", số người già Việt Nam không có lương hưu và trợ cấp là 64,4%. Dự báo, sau năm 2035, cứ bốn người trong tuổi lao động phải "gánh" ba người, cơ hội để người trẻ tích lũy, đảm bảo thu nhập lúc về già bị ảnh hưởng. Nếu không có chính sách can thiệp kịp thời, Việt Nam "sẽ luẩn quẩn trong vòng xoáy trẻ không có tích lũy, già nghèo khó, ốm đau, bệnh tật".
Không chỉ phải bỏ công sức, nhiều người "bánh mỳ kẹp" phải từ bỏ công việc phù hợp hoặc vị trí cao để ưu tiên chăm sóc cha mẹ già, con nhỏ. Trong khảo sát của phóng viên VnExpress, 68% cho biế🍒t phải hy sinh sự nghiệp, hơn 34% giảm giờ làm và thu nhập vì chăm 🌠sóc người thân.
Có lần mẹ nằm viện, chị Hồng phải xin nghỉ ꦦnửa tháng. Chỉ một tháng sau, chị lại nhắn tin cho sếp xin nghỉ bốn ngày vì giúp việc xin nghỉ làm. Công việc thường xuyên gián đoạn, nữ nhân viên văn phòng không còn được công ty giao những nhiệm vụ quan trọng.
"Có những thời đi❀ểm tôi kiệt quệ tinh thần lẫn sức lực. Nhưng công việc thì൲ có nhiều lựa chọn, chứ mẹ chỉ có một", chị thở dài.
Truyền thống "con cái phải b🉐áo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ" của người Việt cũng khiến áp lực lên những người "bánh mỳ kẹp" nặng nề hơn. Theo phó giáo sư nhân học và xã hội học Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội, việc phải gồng lên làm trụ cột cho người khác trong khi bản thân cũng cần một chỗ dựa, khiến nhiều người khủng hoảng tinh thần trầm trọng.
Hai năm trước, Vũ Thị Thu (25 tuổi, ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa), gửi con một tuổi ở quê, cùng chồng sang Nhật♕ lập nghiệp. Đều từng có tuổi thơ thiếu thốn, vợ chồng cô cố không để quá khứ lặp lại với con và bù đắp c🍸ho tuổi già của cha mẹ. Thu nhập trong nước của hai vợ chồng chị hơn 20 triệu đồng, không đủ làm điều đó. Có lần cả mẹ đẻ và con trai ốm cùng lúc, hai vợ chồng phải vay lãi đóng viện phí. Sang Nhật, Thu không còn chật vật về tài chính, nhưng sống trong day dứt.
Con chị không còn nhớ mẹ, chẳng muốn nói chuyện qua video. Thỉnh thoảng, cô nghe người thân kể con bị hàng xóm ví như trẻ mồ côi. Đầu năm nay, Thu nhận tin cha bị ung thư giai đoạn cuối. Cô viết đơn xin nghỉ ngay trong ngày, làm thủ tục rời Nhật Bản. Nhưng Covid-19 bùng phát khiến Thu không thể về. Một tháng liền, cô phải uống thuốc điều trị trầm cảm vì mất ngủ triền miên, lo lắng kéo dà𓂃i.
Đầu tháng 11, Thu đáp chuyến bay về Việt Nam. Cha cô chỉ còn da bọc xương, không thể ăn uống được gì. Con trai Thu không muốn ngủ cùng💟 mẹ. "Nhiều khi tôi thấy day dứt với lựa chọn của mình, nhưng tự an ủi, nếu không sang Nhật, giờ chắc phải bán nhà lo cho b♊ố", Thu nói.
Phó giáo sư Nguyễn Đức Lộc cho rằng áp lực "bánh mỳ kẹp" sẽ khiến các cặp vợ chồng đẻ ít hơn, dẫn đến tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng hơn.
Già hóa dân số𒉰 gây bất lợi cho cơ cấu nhân khẩu học và sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, gia tăng áp lực đối với hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi, làm suy giảm nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Sau này một đứa trẻ sẽ có khả năng phải đối diện vấn đề cùng lúc chăm sóc hai bố mẹ và bốn ông bà nội, ngoại.
Trước lo ngại dân số già, Dự thảo Đề cương Luật Dân số đang lấy ý kiến để trình Chính phủ, ưu tiên thực hiện các biện pháp khuyến khích vợ chồng 🎃sinh hai con ở vùng có mức sinh thấp. Nhà nước cũng khuyến khích đóng bảo hiểm xã hội toàn dân, để mọi người đều có lương hưu khi về già, không thành gánh nặng cho thế hệ🔜 sau.
Ông Lộc cho rằng, để giảm bớt gánh nặng cho thân phận bánh mỳ kẹp, Nhà nước nên nắm vai trò điều tiết dịch vụ công như y tế, giáo dục, để người nghèo có cơ hội tiếp cận, thay vì thị trường hóa các dịch vụ này. Bênꦿ cạnh đó, cần đào tạo về kỹ năng lập kế hoạch tài chính cho người dân.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng kiến nghị tăng phúc lợi, giảm ho🧔ặc miễn phí bảo hiểm y tế cho người già, giảm học phí cho con của các cặp vợ chồng "bánh mỳ kẹp", giảm trừ giaꦿ cảnh nhiều hơn.
Theo bà Hồng, viện dưỡng lão là một giải pháp giảm tải áp lực chăm sóc người già. T🥂uy nhiên, không phải ai cũng đủ kinh tế để đưa cha mẹ vào viện. Hơn nữa, nhiều người dù có tiền vẫn không vượt qua áp lực dư luận để gửi người thân đến đó. "Dù sao trong tương lai, vi💎ện dưỡng lão sẽ là một thị trường tiềm năng khi trở thành lựa chọn của nhiều gia đình hiện đại", bà nói.
Chuyên gia khuyên những người "bánh mỳ kẹp" nên chủ động xây dựng kế hoạch tài chính cho tương lai xa, để nhu cầu sống luôn được🍎 đảm bảo, đồng thời, nên xem lại khái niệm an vui, như thế nào là đủ, thay vì cố gắng làm nhiều hơn, vất vả hơn, để thụ hưởng những thứ quá mức cần thiết.
Hiện tại, chị Hồng vẫn trầy trật♋ lo cho mẹ và con gái, trăn trở có nên sinh con thứ hai hay không. Còn chị Thu dự định thu xếp xong việc gia đình sẽ lên Hà Nội làm việc. Lúc đó, ít tiền hơn một chút, nhưng chỉ nửa ngày đi xe khách chị đã có thể ở bên người thân.
Tên một số nhân vật đã thay đổi
Phạm Nga