Giữa bữa đại tiệc ấy, tôi, vẫn chౠỉ là một vị khách không mời mà tới, lại một lần nữa co ro trong những chiếc áoꦐ dầy, ủng đến tận đầu gối và khổ sở luồn lách giữa đám đông những người khổng lồ.
Không thể nói là thân thuộc, nhưng cho đến giờ tôi đã dần quen với cuộc sống và mùa đông xa quê. Cái lạnh ở xứ sở băng tuyết này thực ra chẳng thấm tháp gì với Hà Nội lúc gió mùa đông bắc. Hà Nội giờ này chắc cũng lạnh đến cắt da cắt thịt. Nhà cửa không có lò sưởi, ngoài đường chắc dòng người vẫn ào ào phóng xe máy giữa vi vu gió vút. Bên này thì khác,ౠ sáng đi làm bằng ôtô hoặc tàu điện, tối trong nhà kín cổng cao tường, sưởi ấm, nước nóng đầy đủ. Vậy mà tại sao tôi vẫn cảm thấy chạy xe máy trên phố Huế còn ấm hơn gấp nghìn lần ngồi một mình trên chuyến tàu đêm giữa lòng châu Âu? Đơn giản thôi♈, vì quấn lấy tôi vẫn là một khoảng trống vô định không thể tự mình lấp đầy. Khoảng trống ấy là gia đình, bạn bè, là quê hương.
Ngày nào cũng như ngày nào, tôi chúi đầu vào công việc ở c♔ơ quan, làm đủ thứ để giết thời gian mà cũng không thể dứt ra khỏi câu hỏi lớn lởn vởn trong đầu: châu Âu 🙈hay châu Á, phương Tây hay phương Đông hợp với mình đây?
Đạo🤪 lý Á châu dạy người ta phải khiêm tốn, Tây Âu coi trọn🅺g những người thẳng thắn nói lên ý kiến của mình. Châu Á dạy ta dĩ hoà vi quý, thêm bạn bớt thù; châu Âu thích yêu ghét phân minh. Châu Á coi trọng lễ nghĩa, ngôi thứ; châu Âu coi trọng tự do. Phụ nữ châu Á phải công, dung, ngôn, hạnh, vượng phu ích tử; châu Âu công bằng, nam nữ như nhau.
Cái nào đúng, cái nào sai? Ở cℱàng lâu, càng hiểu nhiều điểm hay, điểm dở của mỗi nơi thì việc đưa ra câu trả lời lại càng khó khăn. Mỗi ngày trôi qua, nỗi nhớ nhà ngày một dâng trào mà tư tưởng phương Tây ngày càng xâm chiếm đầu óc chúng tôi. Đứng giữa biết bao nhiêu con người, vẫn thấy mình đang không thuộc về bất cứ đâu và cũng chẳng có gì níu kéo. Lúc bé tôi vẫn thích cuộc sống phải có nhiều bất ngờ, thay đổi. Lớn lên rồi lại tự hỏi, phải qua bao nhiêu bão tố mới đến được với bình yên.
Tôi, và những người như tôi chắc sẽ làm nên ꦏmột thế hệ mới, gọi là "Banana Generation" - những người Việt sống ở nước ngoài giống như những quả chuối, diện mạo bên ngoài thì vàng nhưng b🐽ên trong suy nghĩ đã Tây hoá thành ra trắng hết cả rồi.
Chúng tôi, dù muốn hay không, đã phải đưa ra sự lựa chọn💟 cho mình. Có lựa chọn nghĩa là có đánh đổi. Cái giá phả💎i trả cho những người thuộc "Thế hệ Chuối" có lẽ là cảm giác cầm tù cả đời trong sự giằng co trong tâm hồn do chính mình đặt ra. Cái giá của sự tự do chính là việc sẽ mãi mãi chẳng thuộc về một nơi nào hết.
Hơn bao giờ hết, sự giằng co, day dứt giữa nơi ta sinh ra và nơi ta ở lại bùng lên trong chúng tôi mỗi dịp chia tay năm cũ và đón chào năm mới. Với "Thế hệ Chuối", dù ở khắp nơi trên thế giới, chúng tôi có🦩 chung và duy nhất một nơi đem đến sự ấm áp và cảm g♔iác thân thuộc - đó là quê hương - gốc rễ để nhớ về.
Quỳnh Anh