Nhiಌều người nghĩ rằng, đất mà họ ở không bao giờ rớt giá, với lý lẽ "đất không tự nhiên mọc ra được, chứ người thì sinh sôi mãi". Nhưng có vẻ như, họ hoàn toàn chưa tính đến rủi ro "giá trị" khi họ bán nhà, nói theo ngôn ngữ chuyên ngành là tính thanh khoản của bất động sản, tức khả năng chuyển hóa thành tiền của đất.
Có đất, giá trị cao, nhưng khi bạn muốn bán gấp lại chẳng có ai mua, chuyện này chẳng hiếm. Thời Covid, giá đất không những chẳng giảm mà còn tăng, nhưng dòng tiền di chuyển cực chậm. Một số người kiếm được món hời khi chủ đất phả🧜i bán cắt lỗ, nhưng đa phần những nhà đầu tư tầng thấp thường "chết chung" với mảnh đất của họ, vì cắt lỗ rồi mà vẫn chẳng có ai mua. Nếu bạn chẳng may sa cơ lỡ vận hay có việc cần tiền gấp, chuyện đó sẽ không hề nhẹ tênh như câu nói "cần tiền thì bán đi là được".
Chuyện "cắt lỗ vẫn lãi" cũng chỉ là ảo tưởng do cánh đầu cơ bất động sản tự tạo r🐠a, mà tại sao họ lãi? Vì họ có thể "hút máu" từ chỗ khác, còn bạn không có nhiều tiền mà "đua theo" thì sẽ phải cầu cứu ông bà, cha mẹ. Do trên thị trường, người đầu cơ thì nhiều, nhưng người cần nhà đất thật 𝄹lại ít, nên nhiều người vẫn chưa thấy được điều này.
Thứ hai là tính tiêu sản của nhà. Nhà khác với đất, đất là tài sản còn nhà là một tiêu sản, bạn không xài hao🔯 đất nhưng luôn xài hao nhà. Nhà ở quê, tầm 10-15 năm đều phải trùng tu, mỗi lần không dưới 50 triệu đồng, chưa nói tới nhà thành phố. Đấy là ngu𓄧yên do không phải ai cũng cho thuê nhà được, nhiều người cho thuê được vài năm đều phải "dẹp tiệm" vì chi phí bù vào phần tiêu sản quá cao so với tiền họ kiếm được nhờ việc cho thuê.
Thứ ba là thị trường. Nhiều người nhắc đến bong bóng nhꦬà đất, tiêu biểu♐ nhất là giai đoạn 2008-2011, cơ số người phải khóc ròng khi nhắc lại giai đoạn này.
Vì vậy, nếu xét đến chuyện "mua đất" nhằm mục đích kiếm tiền, quan trọng là bạn có thích liều hay không? Chuyện người liều cười👍 nhạo người không liều có thể là do họ đã thành công hoặc chưa biết cái giá phải trả cho sự liều lĩnh. Nếu bạn không liều cũng không phải là th💜iếu "khôn ngoan" mà chỉ là cảm thấy có thứ khác an toàn và hạnh phúc hơn mà thôi.
>> 'Mua nhà chắc gì đã sướng hơn ở thuê'
Nếu bạn muốn mua nhà để ở, bỏ qua yếu tố kinh tế, thì nhà của bạn hoàn toàn là tiêu sản. Bản thân Luật Cư trú của các thành phố trực thuộc trung ương cũng thay đổi từ ngày 1/7/2021, thành một thuận lợi cho những người "thích thuê ꦿnhà". Nói thế cũng không có nghĩa là mua nhà chẳng có lợi ích gì. Nếu có nhà, bạn có thể tự quyết định tiêu chuẩn sống và tâm lý sống cũng thoải mái hơn. Nhưng đấy là trong hợp bạn đã có tiền và khi đó "người thích thuê nhà" cũng đã có cái nhà rồi. Một ưu điểm lớn nhất của việc mua nhà là sự ổn định. Trong khi đó, người thuê nhà sẽ phải đối mặt với các rủi ro về chỗ ở cao hơn là người sở hữu nhà.
Hơn nữa, bản thân giới trẻ ngày này có cuộc sống hoàn toàn khác với thế hệ đi trước và khả năng sở hữu nhà và đất cũng khác. Tính chất công việc hay di chuyển quyết định nếu muốn "lạc nghiệp" thì khó "an cư", và ngược lại. Trong khi đó, giá trị nhà đất đang tăng phi mã, nhà đất khó mua hơn rất nhiều và tính rủi ro cũng cao hơn thế hệ trước. Bản thân xã hội công nghệ thay đổi rất nhanh cũng khiến nhiều người trẻ đầu tư vào b🌄ản thân nhiều hơn là dồn tiền vào mua nhà - thứ có khả ꦛnăng cao sẽ kìm hãm sự phát triển về sự nghiệp của họ.
Xã hội hội nhập không cho ღphép sự chững lại và những đứa trẻ cũng cần nhiều tài nguyên hơn để cạnh tranh với những người đồng trang lứa trong một "cái bánh" chật hẹp và khó khai thác hơn thế hệ trước. Thế hệ "an cư lạc nghiệp" đã qua đi. Sự tăng giá đất, tính chất công việc, xã hội... dần khiến xã hội trở thành "lạc nghiệp rồi mới an cư" được. Xét cho cùng, thời thế thay đổi và quan điểm sống của các thế hệ cũng khác đi.
Vì thế, người cố gắng mua nhà cũng tốt và người thuê nhà cũng chẳng có gì sai. Chuyện tương lai của phe thuê nhà và phe có nhà cũng bất định chứ không hề dễ đoán trong sự thay đổi quá nhanh của xã h🌜ội.
Điều quan trọng nhất là bạn phải cố gắng có càng nhiều tiền mà thôi. Người chưa mua nhà mà có nhiều tiền hơn tất cả tài sản của🔯 một người có nhà thì tương lai của họ cũng chắc chắn hơn.
Cố gắng làm được càng nhiều tiền càng tốt, còn đầu tư vào đâu lại là chuyện của bạn. Ở đâu cũng có kẻ thành công và kẻ thất bại. Bản thân tôi đã có vài căn nhà, nhưng cũng chưa biết cuối đời có giữ được căn nào không và có thích sống trong những cái nhà mà tôi có không? Rủi ro với bất động sản cao chẳng kém việc🍒 kiến thức nhiều mà ít tiền, nên ai cũng phải cân nhắc cả.
>> Theo bạn, cónên mua nhà trước tuổi 30? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com