Họ được xem là thế hệ cuối cùng đã và đang chăm sóc🌌 cha mẹ theo chuẩn mực xã hội truyền thống.
Nhưng bi kịch là họ cũng cũng là thế hệ đầu ൲tiên có khả năng không được con cái chăm sóc do sự biến đổi mạnh mẽ trong cơ cấu dân số Hàn Quốc. Nhóm này hiện có 8,5 triệu ngưꦇời, chiếm 16,4% dân số.
Khảo sát của Hankook Research ghi nhận 60% người ở tuổi 55-64 đang phải chu cấp tài chính cho cha mẹ, con cái hoặc cả hai. 44% người đang hỗ trợ tiền cho cha mẹ đã chi trung bình khoảng 530 USD mỗi tháng. Trong số người khảo sát có con, có 43% thường chi khoảng 680 USD. Với 𓄧người mang hai trách nhiệm trên chiếm tỷ lệ 15%, họ chi trung bình 1.300 USD hàng tháng.
Có 70% ng🔯ười sinh trong thập niên 1960 vẫn làm việc và 90% nói sẽ tiếp tục làm cho đến khi sức khỏe không cho phé🎀p. Trong đó, có 46% đang lo lắng bị mất việc.
Về lý do làm việc ở tuổi hưu, 37% nói họ đi làm vì vẫn có thể lao động trong khi 29% cho rằng họ ไcần tiền để hỗ trợ gia đình.
🌞Thế hệ này vẫn tin bản thân là người chịu trách nhiệm cho những năm cuối đời với 89% người đồng ý nhưng chỉ có 62% chuẩn bị cho các tình huống xấu.
Trong số những người lo lắng về cái chết cô độc, nhóm kiếm được dưới 1.500 USD mỗi tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,9%. Họ🎶 đặc biệt quan tâm đến vấn đề phúc lợi với 86% cho rằng chính phủ nên mở rộng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật.
"Người sinh vào thập niên 1960 khá𒁃c biệt thế hệ 🌃người cao tuổi trước về vấn đề văn hóa và kinh tế", ông Kim Yong-ik, giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Care for all Foundation, nói.
Ông cho rằng chính phủ nên tập trung vào đặc điểm của nhóm nhân khẩu này trước khi ban hành các chính sách hỗ trợ họ♔.
Ngọc Ngân (Theo Korea Times)