đang giữ mức an toàn để hướng mục tiêu tận hưởng tuổi già
độc lập, tự do trong 15-20 năm tới.
Thế hệ Y (Millennials) là những người sinh từ đầu thập niên 80 đến giữa thập niên 90 (1🦩981 - 1995). Họ lớn lên vào thời kỳ có nhiều sự đột phá của công nghệ, đánh dấu giai đoạn phát triển vượt bậc của viễn thông, đa phương tiện... Vì vậy, thế hệ Y được xem là thế hệ của những bước chuyển mình đáng nhớ. Họ còn là nguồn lực lao động chính, tiêu dùng chính, những người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện tại.
Theo UNFPA - Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có 🐭tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già".
Trong khảo sát "Cuộc sống độc lập khi về già" do Pജrudential Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học thực hiện năm 2021, 85% người Việt Nam mong muốn có một cuộc sống độc lập k♍hi về già. Tuy nhiên, chỉ 40% người tham gia khảo sát cảm thấy tự tin có thể đạt các kỳ vọng có được một tuổi già độc lập ở 3 khía cạnh sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tài chính.
Khảo sát còn chỉ ra sức khỏe thể chất là mối bận tâm lớn nhất của người Việt khi về già (chiếm 59%). Cứ 5 người, có một người lo ngại c𒀰ô đơn khi cao tuổi, qua đó cho thấy tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần - mốꦆi quan tâm thứ 2 của người Việt, trước cả các vấn đề tài chính.
Nhiều người thuộc thế hệ Y đã lập kế hoạch cho tuổi già độc lập trên nhiều phương diện và có cả dự định nghỉ hưu sớm. Họ ý thức được tương lai trong 20 năm tới Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già nên🤡 đã chuẩn bị tài chính, sức khỏe cho bản thân để giảm gánh nặng cho con cháu cũng như xã hội.
Trước kia, tôi từng hình dung về cuộc sống về già của bản thân khi chứng kiến rất nhiều người già xung quanh chỉ tập trung vào việc chăm sóc con cháu hơn là những sở thích của bản thân hoặc đi đây đó. Tuy nhiên, tôi chỉ thực sự suy nghĩ nghiêm túc về điều này trong 2-3 năm trở lại đây, khi đi sâu hơn vào hành trình tìm hiểu bản thân 🐠cũng như chú trọng nhiều hơn vào khía c💝ạnh tinh thần.
Nhận thấy sự chuẩn𝓡 bị cho tuổi già cần bắt đầu ngay từ những hành ꦰđộng nhỏ nhất, tôi đã xác định được phương hướng. Chẳng hạn, cần tự trang bị những kiến thức về tài chính cá nhân, tích lũy quỹ hưu trí từ sớm, học cách nuôi dạy con để tránh cảnh con cái lớn nhưng không trưởng thành, vẫn dựa dẫm vào bố mẹ…
Khi về già, tự do đối với tôi sẽ là yên tâm về tài chính để đảm bảo có chất lượng cuộc sống tốt, thoải mái theo đuổi những điều mình muốn làm, chăm sóc được cho bố mẹ, yên tâm về sức khỏe và nhất là con cái. Yếu tố tiên quyết đối với tôi đó là tài chính. Do sẽ có ít nhất 15-20 năm không có khả năn🥀g đánh đổi sức lao động thành thu nhập (từ 65 – 80 tuổi) nên tôi sẽ cần xây dựng được nguồn tài chính thụ động đủ nuôi bản thân trong thời gian này. Tôi sẽ xác định giá trị khối tài sản hoặc cách xây dựng các kênh thu nhập… Về mặt sức khỏe, cũng cần có những khoản dự phòng cho những khi đau ốm thế nào để tiết kiệm chi phí.
Yếu tố thứ 2 cũng cần bắt đầu ngay từ bây giờ là yếu tố tinh thần. Tự do thực đến khi mình xây dựng được tinh thần nội tại vững vàng bình an. Bên cạnh đó, một yếu tố tác động nhiều nhất tới tinh thần là con𝐆 cái. Tôi tin muốn có tự do, cần dạy con cách tự lo. Nếu con cái ở tuổi trưởng thành biết tự chủ và độc lập, đồng nghĩa tôi cũng sẽ được tự do nhiều về tinh thần, thay vì thường xuyên phải lo lắng cho con cái. Yếu tố tiếp theo là sức khỏe và cuối cùng là chất lượng các mối quan hệ xung quanh và sự đóng góp cho cộng đồng.
Sau khi có mục tiêu rõ ràng, tôi bắt tay vào xây dựng những thói quen dần dần. Chẳng hạn sẽ rèn thói quen tiết kiệm, chi tiêu thông minh, đầu tư và nâng cao kỹ năng để mở rộng thêm các nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, tôi cũng cần xây dựng cho con cái thói qu🐻en tự lập từ khi còn nhỏ, cách tư duy độc lập. Với bản thân, tôi chú trọng về chất lượng tinh thần thông qua việc thực hành thiền, luyện tập thói quen tư duy tích cực, xây dựng thói quen ghi nhận và biết ơn….
Tôi cũng xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh nhất có thể, tập thể dục, mua bảo hiểm sức khỏe hàng năm, bảo hiểm nhân thọ để đề phòng rủi ro bệnh tật và không ảnh hưởng tới tình hình ꦉtài chính gia đình. Đối với các mối quan hệ xã hội, tôi chỉ tập trung cho những mối quan hệ quan trọng nhất, giảm bớt “social media”, tìm kiếm và tham gia các hoạt động cộng đồng 🐎(cùng con cái) để đóng góp giá trị cho xã hội.
Tôi đang ở mức an toàn tài chính. Hiện tại, tôi chưa thực sự tự tin vào thể chất và tinh thần luôn trong trạng thái tốt. Khi bắt đầu rơi vào trạng thái không tốt, tôi sẽ nhanh chóng nhận ra và có sựꦍ điều chỉnh. Tôi tin nếu được chuẩn bị từ bây giờ, thế hệ Millennials sẽ tạo ra một thế hệ mới của Việt Nam trong 15-20 năm tới. Đó là thế hệ già hóa chủ động. Nhóm này sẽ tạo thành một cộng đồng với đầy đủ trí tuệ, sự tích cực và tinh thần đóng góp cho xã hội, cộng đồng cao. Chúng tôi sẽ là lực lượng chính góp phần vào việc đào tạo ra những thế hệ sau, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chỉ số tích cực, hạnh phúc của Việt Nam.
Ngưỡng 30 là độ tuổi đặc biệt của mỗi người. Một số xem đó là thước đo của sự thành đạt về cả kinh tế lẫn gia đình, còn bản thân tôi nghĩ đó là giai đoạn chuyển biến thứ hai trong đời người về mặt công việc và tài chính. Giai đoạn một là khi chúng ta ra trường, bắt đầu đi làm để định hình con đường tư🌱ơng lai; giai đoạn hai là khi đã thành công trong một hoặc một vài lĩnh vực, mỗi người sẽ tìm cái mới để theo đuổi.
Với cá nhân tôi, quãng tuổi từ 40-45 kh🔯ông phải để l🐻o về tài chính nữa, sẽ quan tâm hơn đến giá trị cuộc sống. Thay vì dành nhiều thời gian cho đi làm, tôi sẽ chuyển trạng thái sang các công việc có tính linh hoạt thời gian hơn. Ví dụ làm 2-3 ngày mỗi tuần. Trung niên cũng là giai đoạn cho sự đầu tư thời trẻ sản sinh tích lũy. Tôi hay bất cứ ai cũng có thể dùng vốn tiết kiệm được để tái đầu tư, tạo những nguồn tiền mới hơn làm công ăn lương.
Con người thường hướng đến sự bình yên khi về già, hay có thể hiểu là tự do và hạnh phúc. Tự do ở đây là dư giả hoặc vừa đủ về tiền bạc, tùy theo cách chi tiêu của mỗi người. Còn hạnh phúc là có ⛦sức khỏe và tinh thần lạc quan.
Để đi đến tự do, ꦓđộc lập thì tài chính phải là nền tảng. Một kế hoạch hoặc định hướng chính xác sẽ giúp quá trình độc lập đó được trọn vẹn hơn. Ví dụ, 💃bạn định 45 tuổi sẽ nghỉ hưu, bạn phải xác định cần bao nhiêu tiền, tích lũy từ khi nào và đến trước mốc đó phải đạt được gì rồi.
Tôi ♎không tính toán quá nhiều để ép mình vào một kế hoạch. Thường tôi đặt ra các mục tiêu ngắn hạn. Ví dụ năm sau mua xe, 5 năm tới mua nhà và 45-50 tuổi nghỉ hưu. Tôi dành ít nhất 30% thu nhập để tái đầu tư vào các nguồn thụ động như chứng khoán, bảo hiểm. Dự kiến đến năm 2025, thu nhập sẽ tăng lên 50-70 triệu đồng một tháng. Khi đó, tôi sẽ cꦚó một số tiền lớn đầu tiên, dành cho đầu tư tài sản giá trị như bất động sản. Đến năm 40 tuổi, tôi sẽ dành phần lớn tiền tiết kiệm để tự đầu tư, phân bổ đều vào các kênh với mục tiêu 10% lợi nhuận mỗi tháng.
Tôi nghĩ mình đang ở🍎 mức khởi đầu cơ bản. Tức là không vướng bận bởi những yếu tốꦿ ngoại cảnh, có thu nhập và điều kiện phát triển tốt để bắt đầu tích lũy, đầu tư.
💝Đối với tôi, tinh thần là yếu tố quan trọng cho mọi kế hoạch. Ngay cả khi thất bại, gặp khó khăn mà chúng ta vẫn giữ được tinh thần sẽ nhanh chóng đạt được thành công. Về câu chuyện vĩ mô sẽ có các chuyên gia dự đoán. Cá nhân tôi nghĩ, già hóa dân số không phải vấn đề nếu giải quyết được các vấn đề cơ bản tốt như chính sách công, kinh tế, việc làm… Nhật Bản là ví dụ tiêu biểu của ứng biến tốt với tình trạng già hóa dân số. Họ vẫn có những chính sách để phát triển kinh tế, hút lao động nước ngoài.
Là một người khát khao độc lập và tự do tài chính, tôi đang từng bước chuẩn bị cho mình các cơ cấu, danh mục💛 tài sản và sắp xếp mọi thứ như công🐈 việc, sở thích, thói quen… để khi già vẫn có thể bình an và vui vẻ. Cụ thể, tôi xây dựng quỹ dự phòng rủi ro, bảo hiểm, học vấn, hưu trí... để giúp gia đình yên tâm, an toàn.
Tôi thích khái niệm tự do đi kèm kỷ luật. Tiền không là tất cả nhưngཧ tiền là nền tảng và bệ phóng để giúp chúng ta làm nhiều điều. Do đó, quỹ hưu trí bắt buộc phải có và chúng ta nên làm từ bây giờ. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tính toán đến quỹ sinh hoạt về già, quỹ bảo hiểm…
Kế hoạch độc lập tuổi già của tôi được xây dựng thông qua các yếu tố tài chính, sức khỏe, phát triển bản thân. Để tự do, trước hết ta phải an toàn, không phải mang hết tiền đi đầu tư vì có rất nhiều rủi ro sau đó. Theo tôi, việc sắp xếp tiền và danh mục tài sản đú🃏ng cách vẫꦚn luôn khiến bản thân an tâm tài chính.
Vào mỗi thời điểm, yêu cầu chất lượng cuộc sống khác nhau nên số tiền cần có trong quỹ cũng sẽ thay đổi.🎃 Hiện tại, tôi đã thiết lập các quỹ này nên thực sự yên tâm và khi đứng trước các rủi🌳 ro có thể xảy ra, tôi đã làm những điều cần thiết.
Bên cạnh vấn đề tàiಞ chính, tôi nghĩ sức khỏe thực sự quan trọng để hiện thực hóa tuổi già độc lập. Sau khi có sức khỏe, tài chính cho những điều cơ bản, chúng ta chỉ cần thiết lập các mục tiêu trải nghiệm để đón nhận tự do tuổi già. Sự tự do không chỉ ở bên ng🍷oài, trước hết phải ở trong chính mỗi chúng ta. Tôi ý thức mình cần yêu thương và dành thời gian cho bản thân, từ đó có đủ sức khỏe thể chất, tinh thần để quan tâm và yêu thương người khác.
Trước đây, khi mới bắt đầu công việc kinh doanh, tôi ít dành thời gian cho sức khỏe thể chất. Giờ đây, mỗi ngày trôi qua, tôi biết cơ thể mình đã làm việc vất vả và xứng đáng được chăm sóc. Tôi dành thời gian cho bơi lội, đá𒊎nh bóng bàn, tập thể dục để khỏe mạnh và vui vẻ. Ngoài ra, tôi còn đọc sách, thư giãn và tỉnh thức cho chính mình để yêu bản thân 🐭và yêu đời hơn.
Tôi nhận thấy mỗi cá nhân nên ý thức cao🍸 về bản thân, tự do tài chính và có sự chuẩn bị từ bây giờ để tự chủ, tự do và yêu đời hơn trong thời gian sắp tới. Do đ🧔ó, dự định 15-20 năm tới, tôi vẫn sẽ hăng say làm công việc huấn luyện và có thời gian trải nghiệm thế giới nhiều hơn.
Qua 3 câu chuyện đi tìm tuổi già độc lập, có thể thấy thế hệ Y đang dần ý thức được tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tuổi già an nhàn. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam phát triển, sự thay đổi trong cấu trúc gia đình, sự ảnh hưởng từ lối sống, văn hóa của các nước phát triển khiến những người trẻ thuộc thế hệ gen X🦋, gen Y đang thay đổi cả trong suy nghĩ và hành động.
Theo các chuyên gia, dân số già tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào cách chúng ta chuẩn bị thích ứng với nó. Xã hội già hóa thành công phải đảm bảo được các khía cạnh cho người cao tuổi về cả thể chất, tinh thần, 🃏tài chính và các mối quan hệ 🤡xã hội.
Nội dung: Thanh Thư
Ảnh: Shutterstock
Thiết kế: Thiên Hạnh
Kỹ thuật: Quốc Tuấn