Trái với những gì người ta thường hình dung về cố thủ tướng Anh, Margaret Thatcher - cứng rắn, không tim, không khoan nhượng... The Iron Ladyꦜ giới thiệu một Margaret Thatcher khác, gần gũi, bình dị của đời thường. Bộ phim tiếp cận "bà đầm thép" ở thời điểm yếu đuối nhất, khi bà về già, mất hết quyền lực và phải chống chọi với bệnh tật cùng sự lãng quên.
Trailer phim "The Iron Lady" |
|
♒ Mở đầu phim là hình ảnh một bà lão ăn vận xuềnh xoàng, bước chân chuệnh choạng một mình đi mua sữa ở cửa hàng tạp hóa. Bà về nhà và dùng bữa sáng đạm bạc với người chồng già nua thân yêu. Câu chuyện diễn ra chậm rãi tẻ nhạt khiến ta liên tưởng đến một buổi sáng điển hình của bất cứ cặp vợ chồng người Anh nào. Chỉ khi người hộ lý mở cửa phòng và cất tiếng gọi "Mrs. Thatcher", khán giả mới biết người đàn bà lẫn cẫn kia chính là cựu thủ tướng Anh, Margaret Thatcher.
ꦓ Thời huy hoàng đã qua, giờ đây, bà chỉ là một bà lão đãng trí, lạc lõng trong hiện tại, chìm đắm trong những ảo ảnh quá khứ và không thôi thương nhớ người chồng quá cố.
Bộ phim đan xen giữa hồi tưởng và thực tại, kể lại quá trình Margaret Thatcher từ một phụ nữ tầng lớp bình dân tìm được chỗ đứng trong Quốc hội và dần dần bước lên ghế Thủ tướng. The Iron Lady෴ khắc họa những giây phút khó khăn trong cuộc đời của một nữ chính trị gia - chấp nhận đánh đổi hạnh phúc gia đình, sống xa rời con cái để phục vụ cho đất nước. Những thời điểm quyết định trong sự nghiệp của bà đều được điểm qua, từ chuyện "đấu đá" trong Quốc hội khi xung quanh đều là nam giới cho đến việc tranh đấu xóa bỏ sự phân biệt giai cấp, chủng tộc hay cái nhìn miệt thị của người đời vì Margaret đến từ tầng lớp trung lưu và chỉ là con của một người bán hàng bình thường.
Diễn xuất tuyệt vời của Meryl Streep trong vai người đàn bà huyền thoại Maraget Thatcher là điểm sáng lớn nhất trong một bộ phim không mạnh về kịch bản. Nữ diễn viên gạo cội diễn đạt từ những chi tiết nhỏ nhất - cách bắt chéo chân, đôi môi mím chặt. Đặc biệt hơn nữa, Meryl còn thể hiện được giọng nói trầm sâu, giàu quyền lực, mỗi khi cất lên có sức thuyết phục người nghe và khiến đối thủ chính trị phải im tiếng. Chính vì vậy, dù đã quá quen mặt tại Oscar với hai tượng vàng cùng 14 đề cử, năm 2012, Viện Hàn Lâm vẫn phải trao tiếp tượng vàng thứ ba cho Meryl Streep vì diễn xuất quá thuyết phục trong The Iron Lady.
The Iron Lady🐓 có nhiều phân cảnh ấn tượng như cảnh đặc tả bàn chân của Margaret trong vô số đôi giầy nam giới ở Quốc hội, cảnh tay "bà đầm thép" khẽ vê gấu váy mỗi khi hồi hộp hay cảnh bà xoay người, váy tung bay bước vào nhà. Phim cũng có nhiều cảnh cận đặc tả gương mặt của Margaret khi ngồi một mình để diễn tả sự cô đơn, trống trải và nghiệt ngã trong cuộc sống của một nữ chính trị gia. Sống trong ánh hào quang và luôn xuất hiện với hình ảnh mạnh mẽ, đanh thép nhưng khi còn lại một mình trong căn phòng vắng, Margaret cũng yếu mềm, dịu dàng như bao người phụ nữ khác.
🅷 Hình ảnh kết thúc gợi nhiều suy ngẫm trong lòng khán giả - Margaret lặng lẽ rửa chén trong khi lắng nghe tiếng trẻ nô đùa và tiếng chim hót ngoài cửa. Đó là một khoảnh khắc bình yên có thể bắt gặp ở bao người phụ nữ bình thường khác. Rốt cục, khi xời ra "đấu trường" chính trị, "người đàn bà thép" cũng biết "tan chảy". Ở đỉnh cao sự nghiệp, Margaret mạnh mẽ bao nhiêu thì về già lại yếu đuối, tội nghiệp bấy nhiêu. Bà phải học cách buông tay và chấp nhận những gì đã mất, học cách quen rằng quyền lực đã là dĩ vãng và đã đến lúc để cho ảo ảnh của người chồng ra đi.
The Iron Lady🧸 yếu về cấu trúc kịch bản nhưng với một nhân vật vĩ đại và gây nhiều tranh cãi như Margaret Thatcher thì không kịch bản nào có thể lột tả được đúng được tầm vóc con người "bà đầm thép". Tuy nhiên, điểm tích cực của bộ phim là kéo gần được hình ảnh của cựu thủ tướng Anh đến với khán giả, không phải lúc nào cũng chỉ có những cuộc chiến đấu mà còn có những giây phút bình dị, xao động. Quan trọng hơn nữa, phim còn mang lại hình ảnh về những tia sáng hy vọng ở dưới những đáy sâu tuyệt vọng.
🐓 Khi bước chân vào Dinh Thủ tướng ở số 10 Phố Downing, Margaret Thatcher trích dẫn lời Thánh Francis của thành Assisi: "Nơi nào có bất hòa, chúng ta đem đến đó sự hòa thuận. Nơi nào có sai sót, chúng ta đem đến chân lý. Nơi nào có nghi ngờ, chúng ta đem đến đức tin. Và nơi nào có tuyệt vọng, chúng ta đem đến niềm hy vọng".
♔ Margaret Thatcher trở thành Thủ tướng có thời gian tại chức dài nhất của Anh quốc kể từ Lord Liverpool (1812-1827) và là Thủ tướng đầu tiên chiến thắng trong ba kỳ bầu cử liên tiếp kể từ Lord Palmerston năm 1865. "Bà đầm thép" có 11 năm ở căn nhà trên phố Downing. Bà lãnh đạo nước Anh từ năm 1979 đến năm 1990, nổi tiếng với "Chủ nghĩa Thatcher" - thuật từ được dùng không chỉ để nói đến chính sách kinh tế mà còn các khái niệm đạo đức và phong cách cá nhân của bà như sự nghiêm ngặt trong các chuẩn mực đạo đức, tinh thần quốc gia, quan tâm đến quyền lợi cá thể và quyết đoán khi theo đuổi các mục tiêu chính trị.
Giống như hầu hết những vĩ nhân khác, Margaret Thatcher vừa được nhiều người ngưỡng mộ, vừa bị nhiều người phản đối và chỉ trích. Khi bà rút lui khỏi chính trường vào năm 1990, báo Chicago Tribune🎃 tổng kết: "Có lẽ đây là nhà lãnh đạo đáng phục nhất, đáng ghét nhất, đáng yêu nhất, đáng chán nhất, cấp tiến nhất và bảo thủ nhất trong toàn bộ thế giới phương Tây". Trong 11 năm ở cương vị Thủ tướng, bà có công vực dậy nền kinh tế nước Anh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước Argentina, chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh. Bà cũng là người đưa ra nhiều quyết định gây tranh cãi như ra lệnh ngưng chương trình cung cấp sữa miễn phí cho học sinh, nâng mức thuế giá trị gia tăng lên 15%, phản đối đồng tiền chung châu Âu...
Giống như lời thoại trong bộ phim The Iron Ladyꦚ: "Người dân có thể ghét bạn hôm nay nhưng mà thế hệ sau phải cảm ơn bạn hoặc sẽ quên lãng và vứt bạn đi như đồ rác rưởi". Hôm qua (8/4), Margaret Thatcher đã rời bỏ thế giới thị phi, đoàn tụ với người chồng thân yêu và để lại câu chuyện về một "người đàn bà thép" cho người đời phán xét.
>> 𒐪Hình ảnh đáng nhớ về Margaret Thatcher trong "The Iron Lady"
Anh Trâm
Xem thêm trên VnExpress:
*🐻 Margaret Thatcher: 'Đừng lãng phí tiền cho đám tang tôi'
* Margaret Thatcher - Một đời lừng lẫy