Tác phẩm tài liệu, ra mắt trên một kênh phát hành phim tಌrực tuyến, gồm chuỗi phỏng vấn người trong cuộc là các kỹ sư, nhà phát triển mạng xã hội và công cụ tìm kiếm, nhằm đưa ra những mặt trái phía sau mạng xã hội. Phim mở đầu bằng câu hỏi: "Vấn đề ở đây là gì?". Có gì sai trong một mô hình đôi bên có lợi: Người dùng không phải trả tiền khi lướt mạng xã hội, các doanh nghiệp có thị trường để buôn bán và nhà phát triển nền tảng thu bộn tiền?
Thể loại chính kịch tài liệu docudrama (phim tài liệu kết hợp với các thước phim dựng kiểu truyền hình) là một trong những thế mạnh của Netflix gần đây. Song song các cuộc phỏng vấn thực tế, phim dựng tuyến truyện về các nhân vật hư cấu, giúp khán giả hình dung về các thuật toán và chiêu trò của mạng xã hội được các chuyên gia nêu ra. Ben, nhân vật do diễn viên Skyler Gisondo đóng, bên ngoài có thể là mộ꧂t thanh niên Mỹ bình thường ꦑvới các hoạt động trường lớp, dùng Facebook để kết nối bạn bè, nhưng cậu được khắc họa như "con rối" bị một đội ngũ phía sau vận hành cơ chế kỹ thuật phức tạp để điều khiển hành vi, suy nghĩ.
Khi bí mật của Facebook hay Twitter được hé lộ, phim được đẩy lên kịch tính. Đổi lại sự tiện lợi, người dùng biến họ thành những con chuột thí nghiệm cho các hệ thống máy học (machine learning) và thuật toán của nhà phát triển. Mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo và đòi hỏi tương tác đã trở nên thống trị Internet những năm qua, về cơ bản dựa trên sự thao túng. Bằng nhiều chiêu trò tâm lý khác nhau, nội dung trên các trang mạng xã hội luôn có xu hướng kích động cảm xúc của chúng ta để tối đa hóa sự tương tác. Brad Newsome của tờ Sydney Morning Herald nhận định "Đối với nhiều người trong chúng ta, khái niệm thuật toán máy tính thật khó hiểu, nhưng phim đã khéo léo kết hợp hiệu quả giữa phim tài liệu và phim truyền hình trong câu chuyện giàu trí tưởng tượng. Nó cho thấy cách mọi thứ hꦦoạt động ra sao khi các cựu chuyên gia ở Thung lũng Silicon giải nén vô số nỗi kinh hoàng mà chính họ đã gây ra".
The Social Dilemma làm tốt ở việc nêu ra vấn đề và trở thành một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả những "con nghiện" mạng xã hội. Tuy vậy,🔯 phim chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra một số biện pháp mang tính cá nhân có thể áp dụng trong phạm vi gia đình, như: Hạn chế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, không xem các video được đề xuất, không cho trẻ em tiếp xúc với mạng xã hội quá sớm...
Khi đến với câu trả lời cho những vấn đề nổi cộm được đề cập trong phim, dàn biên kịch trở nên lúng túng khi chỉ đưa ra giải đáp chung chung. Người xem đều biết những người đứng đầu các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm họ tạo ra, nhưng trách nhiệm đến đâu và chịu trách nhiệm thế nào thì bộ phim vẫn còn bỏ ngỏ. Adi Robertson của trang The Verge cho rằng: "Việc cố lồngꦐ ghép các chi tiết kịch tính ꦰđã khiến thông điệp chính của phim mơ hồ".
UNICEF từng nêu ra số trẻ mắc chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, tự làm hại bản thân và tự tử có xu hướng tỷ lệ 🔯thuận với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội. Thế hệ trẻ ngày nay được sinh ra với Internet như một phần của cuộc sống. Có nhiều trẻ em mơ trở thành Vlogger hơn là những đứa bé mơ được làm phi hành gia. Tiêu chuẩn về c🧸ái đẹp cùng cuộc sống trong mơ mà các nhà sáng tạo nội dung vẽ ra trên mạng xã hội đang bóp méo nhận thức trẻ em với bản thân.
Người dùng mạng xã hội không ít lần tức tối lan truyền một tin tức cho tới khi nhận ra đó thực chất chỉ là "tin vịt" (fake news). Tác giả Devika Girish của trang The New York Times gọi 🐻bộ phim là "hồi chuông cảnh báo về sự xâm nhập của công nghệ khai thác và thao túng dữ liệu vào đời sống xã hội của chúng ta".
Một trong những tình tiết đáng nhớ của phim là bức tâm thư dài củܫa một kỹ sư Facebook - Ashok Chandwaney - viết sau khi nghỉ việc, trong đó có đoạn: "Tôi không còn muốn đóng góp cho một tổ chức kiếm lợi nhuận từ sự hận thù ở Mỹ và trên toàn cầu". Ashok Chandwaney làm việc cho Facebook trong hơn 5 năm trước khi quyết định rời công ty.
Phúc Nguyễn