Ở kỳ Asiad đầu tiên Việt Nam tham dự năm 1982, xạ thủ Cường là người hùng khi mang về tấm HC đồng duy nhất trong ba môn tham gia thi đấu. Từ dấu mốc đ♓ó, trong chín kỳ Asiad tiếp theo mà đoàn thể thao Việt Nam tham dự, không năm nào vắng bóng bắn súng.
Theo ông Cường, từ bốn thập kỷ trước, đây đã được coi là môn trọng điểm, bởi phù hợp với thể trạng người Việt, có cơ hội tranh huy chương quốc tế. Bằng chứng là ba HC vàng SEA Games đầu tiên năm 1989 đều thuộc về bắn súng. Thế nhưng, bắn súng vẫn mất 24 năm để có HC bạc, và 41 năm để leo lên bục vàng nhờ chiến thắng "xuất thần" của Phạm Quang Huy.
"Đáng lẽ, bắn súng không phải chờ lâu đến vậy mới có HC vàng Asiad", ông Cường nuối t𝔉iếc.
Đến nay, bắn súng là môn thể thao duy nhất của Việt Nam nắm❀ giữ trọn bộ HC vàng SEA Games, Asiad, World Cup, lẫn Olympic. Dù vậy, ông Cường cho rằng sự phát triꦛển này vẫn chậm hơn so với tiềm năng một bộ môn Olympic được coi là mũi nhọn quốc gia.
Và đây không phải môn thể thao duy nhất loay hoay tìm chỗ đứng tại Asiad. Bốn thập kỷ qua, vị thế Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn vị trí 15 đến 24 trong bảng tổng sắp huy chương khu vực, không thể lọt top 10 như quy hoạch đặt ra từ năm 2013 (Quyết định 2160/2013 về phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến 2020, định
hướng 2030).
Kết thúc A💙siad 19, Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu với ba HC vàng. Dù thứ hạng không có nhiều ꦕthay đổi so với cả châu Á và khu vực, nhưng tổng số huy chương giành được lần này thấp nhất trong bốn kỳ Asiad trở lại đây, cho thấy thành tích giật lùi của thể thao quốc gia.
Nguyễn Quốc C🏅ường, Hoàng Xuân Vinh, và Phạm Quang Huy là ba thế hệ thầy trò của môn bắn súng. Sau khi giải nghệ, xạ thủ Quốc Cường làm huấn luyện viên (HLV) cho quân đội, trực tiếp dẫn dắt Hoàng Xuân Vinh - người sau này trở thành thầy Phạm Quang Huy ở đội 🌼tuyển bắn súng quốc gia.
Nhìn lại, HLV Quốc Cường đánh giá điểm chung giữa ba thế hệ thầy trò là cùng được học kỹ thuật bắn súng tốt, và có chuyên gia nước ngoài hỗ trợ. Thời ông Cường có huấn luyện viên từ Liên Xô cũ, Đông Đức, Tiệp Khắc. Hoàng Xuân Vinh được đi Đức, ꧑Trung Quốc và Hàn Quốc, nhờ đó nên duyên với chuyên gia Park Chung-gun, người góp sức lớn vào thành tích của ông ở Olympic Rio 2016. Khác với hai người thầy của mình, Phạm Quang Huy⛎ có thêm lợi thế "con nhà nòi" khi sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ đều là xạ thủ cấp quốc gia.
Ông Cường thừa nhận những xạ thủ như ông hay Hoàng Xuân Vinh, Phạm Quang Huy là trường hợp đặc biệt. So với ♋đồng đội cùng thế hệ xoay xở vì thiếu súng, đạn, ông và Hoàng Xuân Vinh có lợi thế hơn nhờ xuất thân từ Đội bắn của quân đội - nơi dồi dào về vũ khí, còn Quang Huy được làm quen với bộ môn này từ sớm do truyền thống gia đình.
Cha Huy - HLV Phạm Cao Sơn (người sở hữu nhiều HC vàng bắn súng nhất Việt Nam♍, hiện là Trưởng Bộ môn bắn súng Hải Phòng) thừa nhận thực tế, những VĐV của môn trọng điểm như bắn súng vẫn phải tập luyện nâng cao thành tích trong một hoàn cảnh đầy thiếu thốn.
Thế hệ xạ thủ của Quang Huy chỉ vừa thoát cảnh tập bia giấy từ năm 2022, khi những tấm bia điện tử được dựng lên tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia (Nhổn) để chuẩn bị cho SEA Games 22 mà Việt Nam đăng cai. Thế nhưng, bia cũng mới đáp ứng nửa nhu cầu, thiếu đạn vẫn là bài ca hơn 40 năm. VĐV như "tập bơi trên cạn", phải luyện chay - chỉ giương súng lên 💝ngắm rồi hạ xuống, không có thông số để đánh giá trình độ. HLV thậm chí phải phụ thuộc lượng đạn để làm giáo án.
Trừ đơn vị Quân đội và Công an Nhân dân đáp ứng đủ, đội tuyển quốc gia cũng thiếu đạn ngay trước Asiad 19. Theo ông Sơn, một VĐV chuyên nghiệp cần đư🐽ợc bắn tối thiểu 100 viên đạn/mỗi ngày, nhưng trung bình ở Việt Nam chỉ khoảng 10 viên. Trong khi, ở các nước mạnh, cần bao nhiêu đạn có bộ phận hậu cần lo.
"Sau cú hích của Hoàng Xuân Vinh, mọi người mới thấy đầu tư cho bắn 🦂súng là hợp lý. Nhưng cũng chỉ nghĩ thế thô🎶i. Thầy trò cứ chờ với đợi, cái gì cũng thiếu. Lực bất tòng tâm", ông than thở. "Đội tuyển quốc gia mà có điều kiện như Hoàng Xuân Vinh thì sẽ có rất nhiều người kế cận".
Mỗi năm, Ngân sách Nhà nước dành khoảng 800-900 tỷ đồng cho tất cả 38 môn thể thao thành tích cao. Số tiền ít ỏi khiến nhiều bộ môn lựa chọn đầu tư trọng điểm vào các ngôi sao như Hoàng Xuân Vinh để trở thành "thợ săn" huy chương trên đấu trường khu vực và quốc tế. Hệ quả là năm nào có VĐV tài năng, Việt Nam nhận mưa giải thưởng. Nhưng khi các "ngôi sao" đỉnh cao hết thời và không tìm được thế hệ kế cận, môn thi đấu đó sẽ biến mất trên bản đồ huy chương.
Thành tích của kỳ Asiad 19 vừa qua là một minh ജchứng.
Số huy chương của Việt Nam ở kỳ Asiad tại Hàng Châu (Trung Quốc) vừa qua thấp nhất từ năm 2010 đến nay. Dữ liệu cho thấy sự sụt giảm có ng𒁏uyên nhân lớn từ việc Pencak Silat, bộ môn từng giúp Việt Nam giành 12 HC tại Asiad 18, bị loại khỏi kỳ này. Dù vậy, sau 4 năm tái đấu tại đấu trường châu lục, Việt Nam không tiến được bước nào, mà còn chứng kiến nhiều môn Olympic đứng im, thậm chí thụt lùi.
Một số môn từng đoạt hu🔯y chương ở các kỳ trước, nay mất dấu, như boxing, cử tạ, đấu kiếm, đua xe đạp... Môn điền kinh về tay không tại Asiad 19, dù giành 5 HC ở kỳ trước. Nhà vô địch nhảy xa Bùi Thị Thu Thảo đã 31 tuổi, qua thời đỉnh cao nên không thể bảo vệ thành tích. Chân chạy đạt tầm châu Á như Quách Thị Lan lại đang bị treo giò vì dương tính với chất cấm.
Thành tích huy chương của thể thao Việt Nam qua 5 kỳ Asiad gần nhất
Sự sa sút này khiến Cựu trưởng bộ môn điền kinh Dương Đức Thuỷ choáng váng. Ông cho rằng VĐV và HLV đã tꦇính toán điểm rơi phong độ cho SEA Games hồi tháng 5, dẫn đến thông số ở Asiad 19 giảm sút. Đơn cử môn bơi, những kình ngư vô địch SEA Games 32 như Trầ🃏n Hưng Nguyên và Phạm Thanh Bảo đều có thành tích kém đi, chỉ Nguyễn Huy Hoàng cải thiện, giành hai HC đồng.
Việ♒c Việt Nam "biến mất" ở các bộ môn thi đấu cả về sự hiện diện lẫn thành tích, theo ông Phạm Cao Sơn, là điều người trong ngành thấy "hết sức bình thường", nhưng với quốc tế, đây là chuyện lạ. "Họ cứ bảo Việt Nam vừa đấu giải này Olympics, đến kỳ sau chẳng thấy đâu. Giải nhỏ hơn cũng vậy", ông kể.
Trong khi đó, Hàn Quốc có môn phải đau đầu lựa chọn VĐV thi Olympics vì ♊người đạt chuẩn nhiều, mà một nội dung tối đa chỉ được cử hai. Hay Trung Quốc nhiều năm liên tiếp giành HC vàng thế 🦩giới, nhưng vận động viên đoạt giải thì khác nhau. "Trung Quốc có 10 người như thế, không người này thì người kia. Ta có mỗi một người, không được thì mất", ông so sánh.
Bên cạnh việc phụ thuộc vào n🤪gôi sao, chiến lược đầu tư thiếu môn mũi nhọn cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam thua ở châu lục, theo ông Nguyễn Hồng Minh - Cựu trưởng đoàn thể thao Việt Nam nhiều kỳ Olympic, Asiad, SEA Games.
Tại các đại hội thể thao như Asiad, VĐV Đông Nam Á phải cạnh tranh với đối thủ đẳng cấp thế giới đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Do đó, chiến lược của nhiều đoàn Đông Nam Á là đầu tư vào những 𒁃môn "ngách" mà nước lớn ít quan tâm, chẳng hạn đua thuyền buồm. Đây là môn 💖duy nhất có ba nước Đông Nam Á đoạt HC vàng tại Asiad ở Hàng Châu vừa qua, gồm: Thái Lan, Singapore, và Malaysia.
Mỗi nước Đông Nam Á cũng có một vài môn riêng là thế mạnh để tích lũy HC, dù không phải môn Olympic. Chẳng hạn, Malaysia giành ba HC vàng từ bóng quần, còn ba đoàn mạnh là Trung Quốc, Nhật Bản và Hà༒n Quốc không đoạt HC vàng nào.
Trong khi đó, Việt Nꦕam không có môn "ngách" nào để tích lũy HC vàng như các đoàn khác ở Đông Nam Á. Tại ba kỳ Asiad gần nhất🌌, không có môn nào đem về HC vàng cho đoàn ở hai kỳ khác nhau. Nước bạn là Thái Lan hay Indonesia có năm môn như vậy, là cầu mây, đua thuyền buồm, golf, taekwondo và xe đạp (Thái Lan); leo núi thể thao, xe đạp, cử tạ, wushu và cầu lông (Indonesia). Singapore và Malaysia cũng có hai môn ngách để đảm bảo không "khát" HC vàng.
Sự tụt dốc tại kỳ Asiad này nằm trong dự báo của Việt Nam, theo Cục trưởng Thể dục T🌱hể thao kiêm Trưởng đoàn Việt Nam tại Asiad 19 Đặng Hà Việt. Trong 32 môn tham gia thi đấu, Việt Nam đạt mục tiêu huy chương ở 10 môn, 13 môn không đạt, còn 8 môn chấp nhận ra về tay không ngay từ đầu.
Nhìn lại lịch sử bảng tổng sắp 40 năm qua, vị thế của Việt Nam thực🌃 chất không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, việc đoàn thể thao quốꦺc gia hai năm liên tiếp "vượt mặt" các nước Đông Nam Á ở SEA Games, nhưng lại chỉ xếp hạng 6 khi thi đấu với cùng đối thủ tại Asiad, tạo ra nghịch lý.
"Việt Nam nhất toàn đoàn SEA Games, thất bại ở Asiad" - CNN phiên bản tiếng Indonesia giật dòng tít hôm 3/10. Phó chủ tịch CLB nhà báo Malaysia Haresh Deol cũng cảm thấy "khó hiểu" khi Việt Nam là "cường quốc" của SEA Games, nhưng chỉ đạt ba HC vàng ở Hàng Châu.
Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Minh, ngành thể thao vẫn đang lấy SEA Games là trọng tâm. Tại đại hội Đông Nam Á, Việt Nam đã xác lập vị thế khi luôn nằm trong top ba từ năm 2003, với ba lần giành ngôi nhất toàn đoàn. Ở SEA Games 2022 trên sân nhà, đoàn phá kỷ lục khi đoạt 205 HC vàng. Một năm sau, Việt Nam lần đầu nhất toàn đoàn trên đất khách Camp♎uchia với 136 HC vàng. Tuy nhiên khi r🤪a Asiad, thành tích của Việt Nam chưa bao giờ vượt quá bốn HC vàng, và chưa từng vào top 3 ở mọi kỳ.
Lý giải, ông Minh cho rằng Việt Nam đứng đầu SEA Games một phần vì các đoàn mạnh chuyển hướng sang chinh phục những đấu trường lớn hơn. Đơn cử, Thái Lan đem 877 VĐV đến SEA Games 32 ở Campuchia, nhưng đưa tới 929 VĐV sang Asiad 19, nhiều hơn cả chủ nhà Trung Quốcꦇ. Kết quả, Thái Lan đứng đầu Đông Nam Á tại Asiad 19, nhiều hơn Việt Nam ở mọi loại h🥀uy chương.
19 năm trước, sau khi Việt Nam không giành huy chương ở Olympic Athens dù đã trở thành thế lực ở khu vực sau thành tích tại SEA Games 2003, cố Tổng Thư ký Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang bình luận: "Ở đấu trường SEA Games, Việt Nam đã là một cường quốc nhưng ở Olympic chúng ta đã thua đứt Thái Lan, Indonesia. Đã 🐭đến lúc không nên tái diễn cảnh 'gà què ăn quẩn cối xay'".
Câu nói ấy vẫn đúng sau 19 năm. Việt Nam hiện trong cảnh thừa VĐV đỉnh cao khu vực, nhưng thiếu tài năng tầm cỡ châu lục và tiệm cận thế gᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚiới.
Các môn thể thao đỉnh cao đang mất dần ngôi sao. Thế hệ vàng bắn súng Việt Nam gồm Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc Cường, Nguyễn Mạnh Tường cũng chuyển sang huấn luyện. Lứa sau với Phạm Quang Huy giành HC vàng Asiad 19 hay Thu Vinh giành vé dự Olympic mới là nét chấm phá nhỏ, chưa đi vào ổn định. Bơi cũng chưa tìm ra ai thay Nguyễn Thị Ánh Viên hay 𒊎Nguyễn Huy Hoàng. Sự ngắt quãng thế hệ là điều xảy ra thường xuyên ở Việt Nam.
Xây dựng lớp kế cận trở thành vấn đề cấp thiết. Nhưng kinh phí vẫn là yếu tố cản trở. Ngân sách 800-900 tỷ đồng mỗi năm dành cho thể thao là không đủ cho các môn trọng điểm, chưa nói đến dàn trải nhiều môn. Ngân sách địa phương cũng theo lối chia đều các môn. Trong khi đó, theo Cục trưởng Thể dục Thể thao (TDTT) Đặng Hà Việt, một VĐV cạnh tranh được ở Asiad, Olympic mất 10 năm hoặc 10.000 giờ đào tạo𒁃, đòi hỏi chi phí rất lớn, không thể thường xuyên cho ra những sản phẩm ưu tú.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh cho rằng vấn đề chuyển trọng tâm cạnh tranh từ SEA Games ra Asiad và Olympic đã có chiến lược cụ thể từ năm 2010, tập trung vào một số môn thành tích cao làm động lực, nhưng "mông lung" trong thực hiện, thiếu quyết liệt trong đầu tư phát triển. Nhiều môn vẫn tập trung hướng tới SEA Games để đảm bảo thành tích, lấy thưởng mà thiế🎉u định hướng lớn hơꦰn.
"Ví dụ của dàn trải là cử nhiều người đi SEA Games", ông Minh dẫn chứng. "Đầu tư trọng điểm thì không thế. Nhưng đầu tư nhiều môn này, ít môn ki🌟a lại nảy sinh căng thẳng, mâu thuẫn nội bộ. Nhiều người ngại va chạm không dám làm thế là lại trải mỗi mô🔯n một tý".
Cục trưởng Đặng Hà Việt cho biết đầu tư trọng điểm ở Việt Nam mới dừng ở mức thuê chuyên gia, tập huấn nước ngoài. Trong khi, nền tảng của chuyện này là𓂃 phát triển phong trào ở nhiều địa phương nhất có thể, từ đó sàng lọc trên diện rộng để không bỏ sót tài năng. Nhưng tất cả chỉ dừng ở🔯 bàn giấy vì thiếu kinh phí.
Xã hội hoá thể thao được cho là lối ra cho𒐪 Vꦦiệt Nam, theo các chuyên gia.
Theo ông Hồng Minh, giải pháp quan trọng💝 nhất là phát huy tự chủ của Liên 💙đoàn các môn, từ đó quyết liệt xã hội hoá để tìm tài trợ và doanh nghiệp đầu tư. Cục TDTT được giảm nhẹ chi phí, tập trung quản lý. Thứ hai là giải quyết cơ chế thủ tục đặc thù, ví dụ như khâu nhập đạn của bắn súng. Ông cho rằng những Liên đoàn bơi, bắn súng, điền kinh, cử tạ có đủ tiềm năng để tìm được tài trợ như bóng đá.
Nhìn từ bộ môn bắn súng, HLV Phạm Cao Sơn🙈 nêu quan 🍰điểm khi tiền rót từ nhà nước xuống, thì động lực thi đấu cũng vậy. HLV và VĐV sẽ bị bài toán chỉ tiêu áp chế. Nếu nguồn lực ít, nhà nước nên tạo cơ chế để xã hội hoá. Những người yêu thích thể thao có thể tự đầu tư để trở thành VĐV.
Một giải pháp khác được ông đề xuất là nhân rộng mô hình kinh doanh lấy nguồn thu - một kiểu bán xã hộ🉐i 🌃hoá. Chuyên gia này dẫn chứng mô hình trường bắn thu phí tại CLB Saigon Sniper (TP HCM) đã tạo ra nguồn thu để có kinh phí tự túc cho VĐV trẻ của CLB thi đấu, thậm chí tự đào tạo VĐV riêng, bổ sung cho các đơn vị khác.
"Bắn súng nếu kiếm được t꧑iền đầu tư thì không kém thế giới. Cái kém duy nhất là điều kiện kinh tế và sự quyết liệt trong phát triển mà thôi", ông nói.
Nội dung: Hiếu Lương - Xuân Bình - Lâm Thoả
Đồ hoạ: Đăng Hiếu - Khánh Hoàng