ꦓOlympic Tokyo 2020 đã khép lại với một kết quả đáng buồn của thể thao Việt Nam khi chúng ta không giành được bất cứ tấm huy chương nào. Nói một cách nào đó, đây là bước lùi của thể thao Việt Nam so với Olympic Rio 2016 (khi đó chúng ta giành được một HCV và một HCB ở môn bắn súng nhờ công của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh). Ngay cả khi so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng thua kém (Philippines giành một HCV, hai HCB, một HCĐ; Indonesia giành một HCV, một HCB, ba HCĐ; Thái Lan giành một HCV, một HCĐ; Malaysia giành một HCB, một HCĐ).
ꦺChắc chắn sau kỳ Olympic đáng quên này, thể thao Việt Nam sẽ phải ngay lập tức hướng tới mục tiêu lấy lại vị thế ở sân chơi châu lục ASIAD 19 diễn ra sau đây một năm nữa. Vậy hy vọng của thể thao Việt Nam tại Á vận hội năm sau được đặt vào đâu?
Dấu hỏi cử tạ, rowing
🙈Còn nhớ ba năm trước, tại ASIAD 2018, thể thao Việt Nam đã giành được năm HCV ở các môn: điền kinh (2), pencak silat (2), rowing (1). Đó là số HCV nhiều nhất mà chúng ta từng giành được trong lịch sử các kỳ Á vận hội. Nhưng sẽ không dễ để thể thao Việt Nam có thể giữ vững được thành tích này ở kỳ đại hội sắp tới.
🌌Trước tiên là bởi ở ASIAD 2022 sắp tới, pencak silat – môn thể thao "ruột" của Indonesia, nước chủ nhà của ASIAD 2018 sẽ không được đưa vào chương trình thi đấu. Vì thế chắc chắn chúng ta sẽ mất hai HCV từng giành được ở bộ môn này tại xứ vạn đảo ba năm trước.
ﷺThứ hai, tại ASIAD 2018, rowing Việt Nam từng giành HCV nội dung thuyền bốn nữ hạng nhẹ. Tuy nhiên, nội dung này cũng không được tổ chức thi đấu tại Olympic Tokyo 2020, nên chưa biết sau ba năm các đối thủ mạnh, yếu ra sao?
🍸Còn nội dung duy nhất mà rowing Việt Nam tham dự ở Olympic Tokyo là thuyền đôi nữ hạng nhẹ. Thành tích tốt nhất của chúng ta là 7:19.05. Tuy hơn đôi nữ của Indonesia (7:25.06) nhưng còn kém xa so với đôi nữ của Nhật Bản (6:54.94) nên khó có cửa tranh HCV tại ASIAD 2022.
🌸Trong khi đó, ở môn cử tạ, thể thao Việt Nam có hy vọng giành huy chương ở ASIAD 2022 nhưng cực khó để giành Vàng. Ở nội dung 61 kg nam, Thạch Kim Tuấn vừa thất bại tại Olympic Tokyo 2020 khi không được công nhận thành tích (ba lần thất bại ở nội dung cử đẩy). Nhưng kể cả có thành tích đi nữa thì khoảng cách với lực sỹ người Indonesia ở hạng cân này Eko Yuli Irawan cũng là rất xa (vừa giành HCB Olympic Tokyo với thành tích 302 kg).
🐎Còn ở nội dung 59 kg nữ, Hoàng Thị Duyên với thành tích 208 kg và xếp thứ 5 ở Olympic Tokyo 2020 cùng lắm cũng chỉ có thể cạnh tranh với lực sỹ Mikiko Ando (Nhật Bản), người giành HCĐ ở Olympic Tokyo 2020 với thành tích 214 kg, chứ chưa thể với tới nhà vô địch người Đài Loan Kuo Hsing-chun vừa lập kỷ lục Olympic với thành tích tổng cử là 236 kg.
>> ✅Chỉ tiêu thành tích SEA Games khiến Ánh Viên quanh quẩn 'ao làng'
Kỳ vọng vào điền kinh và bơi lội
🙈Trong số các môn vừa thi đấu tại Olympic Tokyo, những môn mà chúng ta có thể nghĩ tới việc tranh chấp tấm HCV ở ASIAD 2022 nhất chính là điền kinh và bơi lội.
ꩵỞ nội dung 400 m rào nữ tại Olympic Tokyo 2020, thành tích tốt nhất của Quách Thị Lan là 55'71, xếp trên một VĐV người Bahrain là Aminat Jamal (55’90). Đây cũng chính là hai VĐV giành HCV và HCB ở ASIAD 2018 (Quách Thị Lan giành HCV với thành tích 55’30 còn Aminat Jamal giành HCB với thành tích 55’65). Nếu tiếp tục duy trì được phong độ như hiện nay, Quách Thị Lan sẽ là ứng cử viên hàng đầu cho tấm HCV tại ASIAD 2022.
🎶Một nội dung điền kinh khác mà chúng ta tuy không tham dự tại Olympic Tokyo 2020 nhưng vẫn có khả năng tranh chấp HCV ở ASIAD 2022 là 4x400 m hỗn hợp. Tại Thế vận hội vừa qua, Ấn Độ là đội châu Á duy nhất góp mặt ở nội dung này và thành tích mà các chân chạy này đạt được là 3:19.93. Trong khi đó, bộ tứ Nguyễn Thị Hằng, Trần Nhật Hoàng, Quách Thị Lan, Trần Đình Sơn từng giành HCV SEA Games 2019 với thành tích 3:19.50 (tuy nhiên do ảnh hưởng của Covid-19 nên đội chạy hỗn hợp này của Việt Nam không tham dự giải đấu nào trong thời gian qua nên không thể góp mặt tại Olympic Tokyo 2020). Nếu tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới, đây sẽ là nội dung mà điền kinh Việt Nam có khả năng tranh chấp tấm HCV tại ASIAD 2022.
🦩Trong khi đó, trên đường đua xanh, hy vọng giành HCV được đặt vào kình ngư Nguyễn Huy Hoàng. Tại Olympic Tokyo vừa qua, ở nội dung 1.500 m tự do, Huy Hoàng xếp hạng 12 chung cuộc với thành tích 15:00.24, xếp trên hai VĐV châu Á là Cheng Long (Trung Quốc) 15:18.71, Aflah Prawira (Indonesia) 15:29.94. Thành tích này của Huy Hoàng cao hơn thành tích giành HCB tại ASIAD 2018 của chính anh (15:01.63), chỉ kém mỗi kỷ lục gia Sun Yang (Trung Quốc) 14:58.53. Với việc Sun Yang bị cấm thi đấu đến năm 2024 do dính doping, cơ hội giành Vàng ở Á vận hội năm sau trở nên sáng sủa hơn nhiều với kình ngư người Quảng Bình.
🌳Còn ở nội dung 800 m tự do tại Olympic Tokyo 2020, Huy Hoàng cũng là VĐV châu Á có thành tích tốt nhất 7:54.16, xếp trên Cheng Long (Trung Quốc) 7:58.71. Thành tích này cũng hơn thành tích giành HCĐ ASIAD 2018 của Huy Hoàng (7:54.32). Vì thế, Huy Hoàng hoàn toàn có thể nghĩ đến việc đổi màu huy chương ở Á vận hội sắp tới.
꧃Nhìn từ Olympic Tokyo 2020, có thể thấy, thể thao Việt Nam có hy vọng giành HCV tại ASIAD 2022 ở một số nội dung của các môn điền kinh và bơi lội. Thế nhưng, để biến những hy vọng này thành hiện thực, chúng ta cần những sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa trong vòng một năm tới, mới mong có thể lấy lại vị thế của thể thao Việt Nam trên bản đồ thể thao châu lục.
An Nhiên
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.