M. Schumacher (trái) và Barrichello - hai tay đua hàng đầu thế giới hiện nay. |
Cha đẻ của hãng ôtô Ferrari bây giờ, Enzo Ferrari, sinh🧸 🐠ra trong một gia đình làm nghề cơ khí ở thành phố nhỏ Modena của Italy. Ngay từ khi mới 10 tuổi, ông đã bắt đầu nuôi niềm đam mê ôtô cũng như môn thể thao tốc độ vốn còn rất mới mẻ lúc bấy giờ. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong khi lang thang làm đủ nghề liên quan đến ôtô để kiếm sống, ông cũng không ngừng theo đuổi niềm say mê: ông đua cho đội của công ty CMN, rồi chuyển qua Alfa Romeo.
Sau một vài năm ngồi sau vôlăng, ông dần dần chuyển sang t𝔍ập trung toàn bộ sức lực tâm trí vào việc sản xuất xe đua cho hãng Alfa Romeo. Tuy có đạt được một số thành tích nhất định, nhưng xe của ông không thể địch nổi🐼 với các nhãn xe của Đức. Đến năm 1939, Alfa Romeo cắt đứt quan hệ hợp tác với ông trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ.
Sau chiến tranh, ngay khi giải F1 được tái tổ chức năm 1950, Enzo Ferrari đã lập tức tham gia với tư cách là một nhà sản xuất xe độc lập. Cùng thời gian đó, ông bắt đầu sản xuất và bán xe ôtô thông thường. Trong thập kỷ 50, cùng với thành công trên thương trường, Ferrari cũng đã trở thành một đội mạnh của giải đua F1 với 4 chức vô địch vào các năm 1952, 1953, 1956 và 1958. Trong những năm đầu thập kỷ 60, Ferrari vẫn là một đội mạnh của giải với hai chức vô địch vào năm 1961 và 1964. Đặc biệt tay đua John Surtees - người đã mang về cho Ferrari chức vô địch năm 1964, vốn là một cựu vô địchꦆ thế giới môn đua môtô - trở thành người duy nhất trong lịch sử đoạt được danh hiệu vô địch thế giới cả trên xe 2 bánh lẫn 4 bánh. Tuy nhiên, trong suốt 8 năm sau đó, Ferrari không đạt đ🌳ược thành tích nào đáng kể ngoài một chiến thắng của tay đua Clay Regazzoni tại Grand Prix Italy năm 1970.
Tay đua Niki Lauda đến với Ferrari vào năm 1974 và để tuột mất chức vô địch năm đó vào tay Emerson Fittipaldi của đội McLaren. Niki Lauda lập tức sửa sai vào năm sau, khi cùng Ferrari đoạt chức vô địch đúp năm 1975 (cá nhân, đội đua). Niki đã có thể lập lại thành tích này vào năm sau, nếu không bị tai nạn tại đường đua Nurburgring và chịu thua ng🤪ười đồng đội James Hunt đúng một điểm. Anh hồi phục ở mùa ꧙giải 1977 và mang về cho Ferrari thêm một chức vô địch nữa. Jody Scheckter là tay đua khép lại thập kỷ 70 thành công cho Ferrari với danh hiệu kép năm 1979, vượt qua người đồng đội Gilles Villeneuve, mặc dù chỉ về nhất có 2 chặng trong năm đó.
Những năm 1980 là một thập kỷ đen tối của Ferrari khi họ chỉ đoạt được hai danh hiệu vô địch vào năm 1982 và 1983. Chiếc xe 126C năm 1983, do Harvey Postlethwaite thiết kế chạy rất n⛦hanh, và Gilles Villeneuve có nhiều cơ hội đoạt được chức vô địch cá nhân cho Ferrari. Tuy nhiên, thảm hoạ đã xảy ra khi Gilles bị tai nạn và chết tại đường đua Zolder. Người đồng đội Pironi cũng đâm xe và gãy chân tại đường Hockenheim khi đang dẫn đầu bảng tổng sắp. Đến cuối năm Ferrari đoạt được chức vô địch các đội đua, nhưng để tuột mất danh hiệu cá nhân vào tay Keke Rosberg. Sau ngôi vô địch các đội đua năm 1983, Ferrari rơi vào một cơn khát danh hiệu dài 16 năm. Trong khoảng thời gian đó, cũng đã có nhiều lần Ferrari mon men đến gần một danh hiệu nhưng rồi lại bị tuột mất ở những chặng đua cuối cùng.
Dream team của Ferrari (từ trái qua phải): Paolo Martinelli, Jean Todt, Ross Brawn và Rory Byrne. |
Tuy nhiên thành công không đến ngay lập tức. Dường như ông trời còn muốn thử thách lòng kiên nhẫn của các fan Ferrari. Liên tiếp trong 3 năm 1997, 1998 và 1999, Ferrari để tuột mất chức vô địch cá nhân ở vòng đua cuối cùng. Năm 1997, Michael Schumacher va chạm với Jacques Villeneuve trong khi cố gắng bảo vệ vị trí dẫn đầu và phải bỏ cuộc, đành nhไìn chức vô địch về tay Villeneuve. Năm 1998, chiếc xe F30ඣ0 của Schumacher bị chết máy trên vạch xuất phát ở vòng đua cuối, nhường chức vô địch cho Mika Hakkinen của đội McLaren. Năm 1999, Michael bị tai nạn gãy chân tại đường đua Silverstone, người đồng đội Eddie Irvine thay Michael trong cuộc đua tới chức vô địch và lại chịu thua Mika Hakkinen tại vòng đua cuối cùng. Ferrari vớt vát lại được chức vô địch đội đua, nhưng với Ferrari, chức vô địch cá nhân mới là quan trọng nhất.
Thất bại tiếp theo thất bại đã không thể làm nhụt chí đội đua Ferrari, mà chỉ làm tăng thêm quyết tâm của họ. 3 chức vô địch kép trong các năm 2000, 2001 và 2002 đã giải được cơn khát chiến thắng của Ferrari. Những chiếc xe đỏ thống trị cá🍷c đường đua F1, với chi✅ến thắng nối tiếp chiến thắng, các kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ. Ferrari càng ngày càng bỏ xa các đối thủ, về nhất 15 trong tổng số 17 chặng trong năm 2002, trong đó 2 tay đua Michael Schumacher và Rubens Barrichello cùng nhau về nhất nhì trong 5 chặng cuối cùng và chung cuộc giành vị trí nhất nhì cá nhân.
Mùa giải 2003 có lẽ sẽ đánh dấu kỷ lục mới cho Michael Schumacher: 6 lần vô địch thế giới, vượt qua thành tích 5 lần vô địch do anh và tay đua huyền thoại người Argentina là Juan Manuel Fangio hiện cùng giữ. Ha🥃i đối thủ chính của Ferrari như thường lệ sẽ vẫn là McLaren và Williams. Tuy nhiên với nhân sự cực kỳ ổn định, 2 tay đua dày dạn kinh nghiệm Schumacher và Barrichello, cùng đà thắng lợi từ năm 2002, cơ hội cho Ferrari năm nay là rất lớn.
Một vài thông số về đội đua Ferrari | |
Tên đầy đủ | Scuderia Ferrari Marlboro |
Bắt đầu tham gia F1 | 1950 |
Vô địch các đội đua | 12 lần |
Vô địch cá nhân | 12 lần |
Số chặng chiến thắng | 160 |
Tổng số điểm | 3040,5 |
Các tay đua (2003) | Michael Schumacher (Đức) Rubens Barrichello (Brazin) |
Một vài thông số về chiếc xe F2003-GA (2003) | |
Động cơ: Ferrari 052, V10, 2997cc Hệ thống đánh lửa: Magneti Marelli Hộp số: Ferrari bán tự động 7 số + số lùi Khung: Kết cấu sợi cácbon Phanh: Đĩa cácbon có hệ thống làm mát Trọng lượng: 600 kg kể cả người lái Chiều dài: 4.545 mm Chiều rộng xe, đo 2 lốp trước: 1.470 mm Chiều rộng xe, đo 2 lốp sau: 1.405 mm |
Đ. H. (theo F1-Live và Formula One)