Chiều 14/9, tiến sĩ Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, cho biết tro🔜ng số 141 nạn nhân, có 33 khách nước ngoài. Các bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hội An, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) và TP Đà Nẵng, hiện sức khỏe đã ổn định, không có trường hợp thở máy, nhiều người được xuất viện.
Các bệnh nhân đều có dấu hiệu đau bụng, sốt cao, tiêu chảy nhiều lần và kéo dài sau ăn bánh mì được mua từ tiệm bánh Phượng, tại số 2B, đường Pha༺n Chu Trinh, phường Minh An, TP Hội An hôm 11/9. Giới chức Quảng Nam đã đến cơ sở này kiểm tra, lấy mẫu chu💦yển vào Viện Pasteur Nha Trang, dự kiến có kết quả trong 7-10 ngày.
Liên quan đến sự việc, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) gửi công văn yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị tiếp tục cấp cứu và điều trị tích cực, đảm bảo hồi phục sức k𝔍hỏe cho các nạn nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì. Cơ quan này đề nghị Quảng Nam tạm thời đình chỉ cơ sở bánh mì Phượng, điều tra xác định nguyên nhân vụ việc.
"Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm nếu có", văn bản yêu cầu, thêm rằng địa phương cần tăng cꦬường thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh d🅺oanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn.
Trước đó, ngày 12/9, Trung tâm Y tế Hội An nhận thông tin nhiều người ngộ độc sau ăn bánh mì Phượng, ở TP 🃏Hội An. Qua xá෴c minh, cơ quan chức năng ghi nhận các nạn nhân có biểu hiện sốt cao, đau bụng, đi ngoài... sau khi ăn bánh mì mua tại cơ sở trên, trong ngày 11/9. Khoảng cách từ lúc ăn đến khi xuất hiện triệu chứng ít nhất là 2 giờ, nhiều nhất 16 giờ.
Trong ngày 11/9, cơ quan chức năng xác định khoảng 1.900 người ăn bánh mì mua từ🌟 tiệm Phượng. Thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn là bánh mỳ pa tê, thịt xíu gồm thịt và nước, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi, dưa leo, đu đủ chua, chả heo... Tất cả đã được lấy mẫu để xét nghiệm.
Giới chức Hội An yêu cầu tiệm bánh ngừng hoạt động t🅰rong ngày 13/9 để kiểm tra.