Giới chức y tế đang tiến hành điều tra kỹ lưỡng các quầy hàng hải sản trong khu chợ Tân Phát Địa - ൩nơi được nghi ngờ nguồn gốc của ổ dịch Bắc Kinh.
Trước đó, hôm 18/6, Wu Zunyou, trưởng nhóm chuyên gia dịch tễ tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cho biết cơ quan này đã xem xét các trư🦩ờng hợp dương tính mới nhất, dựa trên ngành nghề và ngày nhiễm virus.
"Kết quả cho thấy số người bán hải sản mắc Covid-19 nhiều nhất, tiếp đến là chủ sạp hàng thịt bò và thịt cừu. Bên cạnh đó, biểu hiện triệu chứng sớm hơ🅘n các bệnh nhân còn lại", chuyên gia Wu nói.
Ông cũng🍰 cho biết mật độ virus tại các quầy buôn bán hải sản, thịt bò và thịt cừu nhiều h🏅ơn những khu vực khác.
"Những phát hiện này gợi nhớ về đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên ở Vũ Hán vào n🔥ăm ngoái, tại chợ Hoa Nam. Dù nhà chức trách chú trọng điều tra hoạt động buôn bán động v✨ật hoang dã, các sạp hàng hải sản lại ở ngay bên cạnh", Wu giải thích.
Hồi tháng 1, sau khi các ca nhiễm nCoV đầu tiên được ♚phát hiện, CDC Trung Quốc cho biết hầu hết mẫu dương tính được thu thập ở khu vực phía tây chợ, nơi bán động vật hoang dã và cả hải sản. Ông Wu nhận định việc so sánh kết quả hai cuộc điều tra, tại Vũ Hán và Bắc Kinh, khiến các nhà khoa học có thêm hướng đi khác để làm sáng tỏ bí ẩn về nguồn♕ gốc của virus.
"Hải sản bao gồm các thực phẩm tươi sống và đông lạnh, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, thuận lợi để virus sống sót. Chúng tôi cần phân tích sâu hơn lý do tại sao các quầy hàng này lại trở thành tru♐ng tâm của đợt lây lan", ông nói.
Dirk Pfeiffer, giáo sư tại Đại học Thú y Hong Kong, cũng cho biết cần thực hiện các nghiên cứu sâu rộng hơn, bởi dù cá không có thụ thể giúp virus xâm nhập, nhưng thịt cá vẫn có thể bị nhi🤪ễm bẩn từ người b🔜ệnh trong quá trình đóng gói và xử lý.
"Cũng có khả năng nguyên liệu chế biến nh𒉰ư nước hoặc đá trữ đông là lý do (khiến nCoV cư trú lâu hơn)", ông bổ sung.
Vào tháng 4ജ, nhóm nghiên cứu tại Tạp chí Asian Fisheries Science, bao gồm các chuyên gia từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, đã kết luận virus không thể lây nhiễm cho động vật dưới nước, cũng không truyền được cho người thông qua con đường này. Tuy nhiên, các loại thủy hải sản, nếu được chế biến bởi người mắc Covid-19, có khả năng nhiễm bẩn, trở thành nơi cư trú và phát tán mầm bệnh. Các nhà khoa học cũng cảnh báo việc vệ sinh đúng cách là rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ này.
Sau khi truyền thông địa phương đưa tin nCoV được tìm thấy trong thớt thái cá hồi tại chợ Tân Phát Địa, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu sả🐲n phẩm này từ các nhà cung cấp châu Âu. Các siêu thị cũng loại bỏ cá hồi khỏi kệ hàng. Tuy nhiên, giới chuyên gia hiện chưa chắc chắn đây có phải nguồn gốc thực sự của đợt bùng phát mới hay không.
Trong hướng dẫn phòng ngừa ban hành hôm 18/6, Ủy ban Y tế Quốc gia đã khuyến cáo ꦑngười dân không nên rửa bất cứ loại thịt nào dưới vòi nước để tránh văng, phát tán virus.
Thục Linh (Theo SCMP)