Ê kíp gồm bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu; điều dưỡng Vương Thị Nhật Lệ, Phó phòng Điều dưỡng; kỹ sư Lê Hữu Hoàng, Phó khoa Sinh Hóa; 🔥kỹ thuật viên Ngu⛎yễn Công Doanh, Khoa Huyết học.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, từng chi viện Đà Nẵng trong đợt bùng dịch cuối tháng 7/2020. Anh cũng là một trong những người đóng góp lớn vào quá t🐓rình điều trị thành công bệnh nhân phi công người Anh hồi giữa năm ngoái.
Phó Ch♛ủ tịch TP HCM Võ Văn Hoan đã đến động viên đội trước khi lên Gia Lai làm nhiệm vụ. Ông Hoan hy vọng các y bác sĩ trong đội phản ứng nhanh tiếp tục chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh, góp phần trả lại cuộc sống bình yên cho người dân Gia Lai cũng như cả nước.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bên cạnh nhiệt huyết, quyết tâm chống dịch, các đội phản ứng nhanh đã có những kinh nghiệm đúc kết trong những lần chống dịch tại Đà Nẵng, Quảng Namꩲ, Bình Thuận...
"Chợ Rẫy♊ luôn trong tâm thế sẵn sàng, hết lòng hỗ trợ cho Gia Lai cũng như tất cả địa phương chẳng may phát hiện dịch Covid-19 trên tinh thần không có ngày Tết, khi nào hết dịch thì sẽ trở về", bác sĩ Thức nói.
Sáng 3/2, ba bác sĩ Covid-19 trong Đội phản ứng nhanh số một của Bệnh 💫viện Chợ Rẫy cũng có mặt tại Bệnh viện Đa khoa♏ tỉnh Gia Lai, hỗ trợ chống dịch, điều trị bệnh nhân.
Chiều 3/2, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai, lên phương án dựng bệnh viện dã chiến.
Hồi tháng 8, Bệnh viện Chợ Rẫy đã🃏 đưa 7 đội phản ứng nhanh với 19 bác sĩ, đến Đà Nẵng hỗ trợ chống dịch trong 5 tuần.
Hiện Gia Lai ghi nhận 14 ca mắc Covid-19, nguồn lây liênꦜ quan ổ dịch ở tỉnh Hải Dương. Dịch được phát hiện đầu tiên ở thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa hôm 30/1, ꦜsau đó lan rộng ra huyện Krông Pa, huyện Phú Thiện và TP Pleiku.
Gia Lai là tỉnh đầu tiên ở Tây Nguyên xuất hiện bệnh nhân Covid-19, trở thành vùng dịch lớn ♏thứ tư cả nước tính đến nay, sau Hải Dương, Qu꧅ảng Ninh, Hà Nội.