Ngày 7/7, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR - chủ đầu tư) cho biết, 6 toa thuộc hai đoàn tàu này đã rời cảng tại Nhật Bản cách đây hai hôm. Sau 9 ngày, các toa sẽ cập cảng Khánh Hội (qu✱ận 4) và lần lượt được đưa về depot Long Bình (TP Thủ Đức) các ngày 15 và 19/7, để lắp ráp thành tàu hoàn chỉnh. Trước khi vào thành phố, tại phao số 0, các chuyên gia, kỹ sư và người trên tàu được lấy mẫu xét nghiệm, kiểm s൩oát Covid-19.
Mỗi toa metro dài 21 m, rộng gần 4 m, cao 3 m, nặng 37 tấn, được vận chuyển bằng xe siêu trường về depot, tương tự các đoàn tàu đã nhập vꩵề trước đó. Ba xe sẽ được chuẩn bị sẵn ở cảng Khánh Hội, chờ bốc xếp và mỗi xe sẽ 🌜đảm nhận vận chuyển một toa tàu.
Metro Số 1 có 17 đoàn tàu, đều sản xuất tại Nhật Bản. Mỗi tàu 3 toa dài 61,5 m, chở 930 khách (đứng, ngồi). Tàu thiết kế tốc độ 110 km/h (đoạn trên cao) và 80 km/h (đoạn ngầm). Vỏ tàu làm bằng hợp kim nhôm, sơn màu chủ đạo xanh dương, nội thất thiết kế thuận 🐼tiện cho khách và dễ vệ sinh, bảo dưỡng...
Sau khi hai tàu thứ 6 và 7 chuyển đến TP HCM, tuyến metro còn 10 tàu khác sẽ được nhập về sau đó, tuỳ theo tiến độ dự án. Trước đó từ tháng 10/2020 đến tháng 6 năm nay, 5 đoàn tàu đã được nhập về, đang chờ vận hành thử n🍸ghiệm tại depot Long 🐲Bình.
Theo MAUR, công tác thử nghiệm tàu dự kiến từ quý 4 năm nay theo từng giai đoạn. Đầu tiên tàꦯu chạy tại depot Long Bình, sau đó trên tuyến chính. Song song thử nghiệm tàu♊, các hệ thống hỗ trợ như điện, thông tin tín hiệu (điều khiển tàu), đường ray... cũng được kiểm tra. Lúc chạy thử ở depot, tàu sẽ mô phỏng đầy đủ các dải tốc độ (20 km/h, 40 km/h hoặc cao hơn) tương ứng như khi chạy thật.
Metro Số 1 dài gần 20 km từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Việc sản xuất các đoàn tàu, đường ray, thiết bị cơ điện... thuộc gói thầu CP3 của dự án, hiện khối lượng đạt khoảng 72%. Cùng việc nhập tàu, dự án đang được tập trung thi công hệ thống cơ điện, thông tin tín hiệu.🐻.. Toàn dự án hiện đạt ♏hơn 86%, dự kiến đưa vào khai thác năm 2022.
Gia Minh