Kết quả vừa được Liên Hợp Quốc thông báo đến phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Theo đó, trung tá🔯 Hưởng đã vượt qua ba vòng thi v💧ới kết quả xuất sắc.
Khi làm việc cho Văn phòng các vấn đề quân sự của Cục Hoạt động hòa bình Liên Hợp Quốc, trung táဣ Hưởng có nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện kế hoạch quân sự cho các Phái bộ; soạn thảo, đánh giá cấp chiến lược và chiến dịch, các kế hoạch hoạt động và quy ước giao tranh; giám sát tổ chức biên chế, trang bị và năng lực cho lực lượng𓆏 quân sự, các đơn vị...
Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam ෴cho biết, trung tá Trần Đức Hưởng là sĩ quan thứ hai của Quân 🅠đội trúng tuyển vào làm việc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. "Đây là một trong những cán bộ tiêu biểu, đủ năng lực để giải quyết các vấn đề vì có kinh nghiệm thực tế, có kiến thức rộng", tướng Phụng nói.
Quy trình tuyển chọn♛ vị trí Sĩ quan kế hoạch gồm 3 vòng: sơ tuyển hồ sơ; thi viết; thi phỏng vấn. Trung bình🔜, một vị trí tuyển nhận được khoảng 200 hồ sơ từ các nước thành viên.
Khoảng một năm trước, Trung tá Lương Trường Vinh cũng trúng tuyển vị trí sĩ quan Kế hoạch của Cục Hoạt động hòa bình Liên Hợp Quốc,🐼 hiện đã nhận nhiệm vụ tại New York.
Ngày 22/10, Bộ Quốc phòng đã trao quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho 3 sĩ quan đi làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình♑ Liên Hợp Quốc. Trung tá Nguyễn Bá Hưng và Lý Thanh Tâm sẽ đi làm Quan sát viên quân sự tại phái bộ ở Nam Sudan; thiếu tá Đào Duy Tùng là sĩ quan Tham mưu phân tích thông tin tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi.
Việt Nam chính thức tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc từ năm 2014. Đến nay, 50 lượt sĩ quan được cử đi thực hiện nhiệm vụ theo cương🐷 vị cá nhân tại các Phái bộ ở Trung Phi (MINUSCA), Nam Sudan (UNMISS) và hai Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Nam Sudan với 126 cán bộ, nhân viên, y bác sĩ.
Chiều 24/10, trước Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình൩ bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Sau🎐 khi Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo thẩm tra, các đại biểu sẽ thảo luận trực tuyến về dự thảo nghị quyết.