Luật sư tư vấn
Theo BLHS hiện hành, con chị 13 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự (không phải chịu ꦬcác hình phạt như: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn...) do chưa đến tuổi phải chꦦịu trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 12 BLHS quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó có tội Trộm cắp tài sản. Còn người từ đủ 16 tuổi trở lên p✱hải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạ♍m, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, khoản 1 Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định: người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi (trường hợp của con chị) thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại BLHS sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 4 Điều 9, khoản 1 Điều 173 BLHS thì tội Trộm cắp tài sản (con chị bị cho là thực hiện) lại không phải là tội phạm đặc biệt💜 nghiêm trọng. Do vậy, cháu sẽ không bị áp dụng biện pháp này.
Ngoài ra, điểm a khoản 1 Điều 5 Luậtဣ xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định: ngưꦓời từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Th✤eo quy định trên, con chị cũng không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành 🎀chính (như phạt cảnh cáo, phạt tiền...).
Điều quan trọng nhất bây giờ là chị nên dành nhiều thời gian cho con hơn để ༒tâm sự, sẻ chia để cháu nhận thức rõ việc làm sai trái của mình và không tái diễn. Đây là độ tuổi rất cần sự quan tâm, chăm sóc cũng như giáo dục từ gia đình. Thiếu điều này, con trẻ rất dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội, bị người xấu rủ rê lôi kéo làm chuyện trái đạo đức, trái pháp luật dẫn đến những hậu quả vô cùng đau lòng.
Luật sư Huỳnh Ái Chân
Công ty Luật TNHH MTV Ta Pha