Bác sĩ Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết 2 chiếc xe tay g🧸a đầu tiên được trang bị đầy đủ thuốc, thiết bị cần thiết để cấp cứu bệnh nhân như máy hút đàm, máy đo điện tim, máy đo đường 🙈huyết tại chỗ, máy đo nồng độ oxy...
"Trước đây một số trường hợp cấp cứu, gia đình thông báo nhà ở hẻm nhỏ ôtô không thể vào được, y bác sĩ của Bệnh vꦏiện Đa khoa Sài Gòn phải dùng xe máy mang trang thiết bị chạy vào nhà xử lý sơ cứu ban đầu cho kịp thời gian vàng", bác sĩ Vui chia sẻ.
Dự kiến sau 2 tuần triển khai thí 🎐điểm, bệnh viện sẽ sơ kết đánh giá và chính thức khai trương mô hình cấp cứu ngoại viện bằng xe hai bánh. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn nằm tại quận 1 TP HCM, 💝là quận trung tâm đông đúc dân cư, nhiều du khách, nhiều lễ hội nên nhu cầu cấp cứu lớn.
Phó giáo sư Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết mô hình n✱ày sau thời gian triển khai thí điểm nếu khả thi sẽ nhân rộng ở tất cả các trạm cấp cứu khác của thành phố.
Điều cần thiết trong cấp cứu là tiếp cận người bệnh nhanh nhất để kịp thời xử lý trong thời gian vàng. Xe cứu thương hai bánh được kỳ vọng sẽ giúp tăngꦓ hiệu quả cấp cứu người bệnh trong bối cảnh giao thông ùn tắc, nhiều hẻm nhỏ..., xe cứu thương 4 bánh không thể tiếp cận nhanh chóng. Sau khi sơ cứu, xử trí ban đầu nếu bệnh nhân ổn thì không cần đưa đến viện, trường hợp bệnh nhân p🍌hải đến viện thì y bác sĩ sẽ liên hệ xe cứu thương đến đưa đi.
Theo ông Thượng, bệnh viện ở các nước có nhiều phương tiện cứu thương rất đa dạng như xe đạp, ca nô để tăng hiệu quả cấp cứu bệnh nhân. TP HCM đang hướng đến đào tạo chuyên viên cứu thương paramedic (ngoại viện) và phát triển nhiều loại xe cấp cứu. Trong bối cảnh du lịch đườ🌱ng sông tại TP HCM bắt đầu phát triển, mô hình cứu thương bằng đường sông sẽ được nghiên cứu triển khai trong tương lai.