Tại họp báo chiều 28/12 ở Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Minh, Phó cục trưởng Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, cho biết nguồn cát biển tại đồng b🌺ằng sông Cửu Long cơ bản đáp ứng yêu cầu về thành phần hạt đắp nền đường. Cơ quan chuyên môn đang đánh giá ảnh hưởng nhiễm mặn của cát biển đối với môi trường xung quanh.
Bộ Giao thông Vận tải đã giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuậ🔥n thí điểm dùng cát biển làm vật liệu đắp nền đường đoạn cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Sau khi quan trắc, nếu đáp ứng yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm thủ tục cấp phép cho các đơn vị khai thác. "Cuối năm 2023, cơ quan chuyên môn mới đánh giá được kết quả nghiên cứu cát biển. Trước mắt, Bộ vẫn sử dụng cát sông từ 4 địa phương có nguồn cát dồi dào để triển khai cao tốc Bắc Nam", ông Minh nói.
Gia🔯i đoạn 2021-2025, đồng bằng sông Cửu Long có 4 dự án cao tốc, gồm: Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu G♋iang - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh. Nhu cầu cát đắp cho 4 dự án này khoảng 47 triệu m3.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, nguồn 𓆏cát sông không nằm ở các địa phương có dự án đi qua mà chủ yếu ở An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Chính phủ đã xác định việc cấp cát không chỉ là trách nhiệm của địa phương có dự án đi qua mà là chung của các tỉnh.
Theo ông Nguyễn Ti꧑ến Minh, tại dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 (2017- 2020), khi nhiều dự án đồng loạt triển khai, nhu cầu vật liệu tăng cao, khả năng cung ứng của các mỏ không đáp ứng.
Rút kinh nghiệm, ở giai đoạn 2, Chính phủ đã giao nhà thầu trực tiếp khai thác mỏ vật liệu phục vụ dự án. Thời gian thực hiện thủ tục cấp phép được rút ngắn, nhà thầu chỉ cần đăng ký công suất, phương án khai thác. "Mỏ vật liệu🔯 được nghiên cứu hiện lớn hơn nhu cầu của các dự án thành phần", ông Minh nói.
Trả lời về tiêu chí xác định nhà thầu mạnh để thi công dự án cao tốc Bắc Nam sắp tới, ông Lê Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng, cho biết ngoài quy định pháp luật về đấജu thầu, Bộ còn xây dựng bộ tiêu chí mẫu. Ví dụ, về năng lực hành nghề thi công xây dựng, khảo sát thiết kế, các nhà thầu phải là hạng I. Với gói thầu từ 3.000 đến 8.000 tỷ đồng, nhà thầu phải có năng lực tài chính tư🌼ơng ứng với quy mô gói thầu.
Đ🌼ối với tiêu chí kinh nghiệm, theo quy định cũ, nhà thầu từng thi công hợp đồng có giá trị bằng 70% giá trị gói thầu đang xét. Song thông tư 08 đã nới hơn, cho phép nhà thầu phải thực hiện gói thầu có giá trị bằng 50% giá trị gói thầu đang xét. Không có nhà thầu nào bị chấm dứt hợp đồng, cắt chuyển khố✃i lượng tại các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 được tham gia thi công giai đoạn 2.
"Bộ đã lựa chọn, ꦜký hợp đồng của 14 gói thầu, đáp ứng điều kiện khởi công", ông Tiến thông tin.
Ngày 1/1/2023, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức khởi công 12 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Tuyến đường dài 729 km, chia thành 12 dự án độc lập, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Tr🧔ị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km), đi qua 12 tỉnh, thành phố, tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng. Dự án cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Sau khi hoàn thành, cao tốc Bắc Nam phía Đông sẽ được nối thông toàn tuyến dài khoảng 2.000 km.