Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) về🎀 thị phần môi giới quý II ghi nhận xáo trộn lớn trong nhóm 10 công ty chứng khoán hàng đầu.
SSI có thêm gần 2% thị phần so với quý đầu năm, tăng lên 14,13% và tiếp tục trụ vững ở v♒ị trí đầu tiên. Thị phần của hai doanh nghiệp xếp sau là HSC và VCSC đều lao dốc, đồng thời hoán đổi vị trí cho nhau.
Nhóm dướ൩i cũng biến động mạnh khi VNDS, VPS, FPTS và BSC đều tăng thị phần khoảng 0,3-0,5%. Trong khi đó, MAS bị đẩy sâu xuống vị trí thứ bảy khi thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm mất đến 1,17%. TCBS là công ty chứng khoán mới nhất chen chân và♔o danh sách này với 3,49% thị phần, thay cho Maybank KimEng.
Biến động mạnh về thị phần cũng được ghi nhận đối với sản phẩm trái phiếu. TCBS vẫn đứng ở vị trí đầu tiên nhưng thị phần mất đến 28,4%. Trong khi đó, những công ty chứng khoán như TPS, PHS, KBSV... đồng loạt vọt lên với thị phần q෴uanh mức 10% nhờ chính sách tậ🅠p trung vào thị trường ngách.
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh khi VN-Index có lúc giảm sát vùng 660 điểm do tâm lý nhà đầu tư bị ảnhꦅ hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Một số phiên ghi nhận mức giảm sâu hoặc thanh khoản tăng kỷ lục.
Tổng giá trị giao dịch chứng khoán trên HoSE đạt 595.000 tỷ đồng. Giá trị tăng đều qua các tháng, trong đó phương thức khớp lệnh đ꧑óng góp gần 75%.
Số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng tăng vọt với trên 165.000 tài khoản vì trùng thời gian g🐬iãn cách xã hội. Khối lượng công việc giảm, nhu💛 cầu tìm kiếm kênh đầu tư mới và thời gian nhàn rỗi tăng là động lực thúc đẩy nhiều "nhà đầu tư số không" (không am hiểu thị trường, không kinh nghiệm, không người dẫn dắt) tìm đến chứng khoán.
Phương Đông