Sáng 7/8, Nguyễn Thị Hương bắt xe từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Đại học Sư phạm TP HCM để 🤪xin rút lại hồ sơ xét tuyển. Hương cho biết trước đó thi THPT tổ hợp Văn - Sử - Địa được 19,5 điểm, thấy mức điểm khá cao nên đã nộp đơn vào ngành Sư phạm ngữ văn của Đại học Sư phạm. Tuy nhiên, sau khi thấy lượng hồ sơ nộp vào ngành này khá đông, cảm ꧟thấy không còn an toàn nên Hương đã quyết định rút hồ sơ để nộp vào trường Văn Hiến.
Tương tự, Hồ Văn Phong cũng phải bắt xe từ Bình Thuận lên Đại học Sài Gòn để rút hồ sơ. Tổ hợp xét tuyển của Phong được 18 điểm, trước đó thấy Đại học Sài Gòn có mức nhận hồ sơ là 15 điểm nên Phong đã nộp xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại mức hồ sơ nộp vào ngành này đã khá cao, vị trí của Phong tụt xuống thấp. Thấy có nguy cơ 🌳rớt nên thí sinh này vội từ quê vào rút hồ sơ để nộp sang Đại học Công nghiệp thực phẩm.
“Nộp xong em tiếp tục theo dõi tình hình, nếu thấy không an toàn sẽ bắt xeꦯ vào xin rút hồ sơ lần nữa, nộp sang trường khác. Chịu cực một chút nhưng trúng tuyển nguyện vọng một còn hơn phải xét nguyện vọng bổ sung”, Phong cho biết.
TS Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Sài Gòn, cho biết trường nhận được khoảng 8.000 hồ sơ và những ngày gần đây đã có nhiều thí sinh đến xin rút để nộp sanไg trường khác. Thí sinh nộp tại trường thì đem biên lai đóng lệ phí và giấy biên nhận để rút hồ sơ, còn nộp qua đường bưu điện phải có giấy báo phát trường mới trả hồ sơ được.
Tương tự, TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho hay đến hết ngày 6/8 trường đã nhận được gần 5🥃.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển. So với những ngày trước đó thì số hồ sơ nộp vào ngày càng tăng. Để hỗ trợ thí sinh theo dõi tình hình hồ sơ của mình, trường thường xuyên cập nhật danh sách và điểm thí sinh đăng ký. Hiện, phổ điểm nộp và🥃o trường khá cao, trong đó tập trung nhiều ở các ngành như Công nghệ kỹ thuật ôtô, May, Công nghệ thông tin, Cơ điện tử...
"Năm nay thí sinh nộp hồ sơ như chơi chứng khoán vậy. Sau khi thấy 'thị ღtrường' điểm thi phổ điểm cao, khó có khả năng đậu nhiều thí sಞinh đã bắt đầu rút hồ sơ để chuyển sang trường khác", thầy Dũng nói và cho biết trước đó mỗi ngày chỉ có 1-2 thí sinh đến rút hồ sơ như𓆉ng hiệ🧜n đã có 50 người.
Theo ông Dũng, những ngày tới "thị trường" xét tuyển sẽ càng sôi độngꦿ khi có sự luân chuyển thí sinh giữa các trường. Bởi khi thí sinh các trường top trên thấy rơi vào ngưỡng điểm không an toàn sẽ rút hồ sơ n൲ộp vào các trường có phổ điểm thấp hơn. So với t⭕rước, năm nay lượng🌼 thí sinh nộp hồ sơ vào trường có phổ điểm cao hơn 1-2 điểm.
Th.S Lê Ngọc Tứ, Trưởng phòng đào tạo của Đại học Sư phạm TP HCM cũng cho biết những ngày gần đây thí sinh đã bắt đầu 🐭tới trường rút hồ sơ đông hơn so với những ✅ngày trước đó khi trường công bố số liệu thí sinh đăng ký xét tuyển. Hiện đã có hơn 20 thí sinh rút hồ sơ để nộp sang trường khác. Tuy nhiên về tình hình chung thì lượng hồ sơ nộp vào trường vẫn tiếp tục tăng, cụ thể đến ngày 7/8 đã có trên 5.000 hồ sơ.
Còn ở Đại học Cần Thơ đến trưa 6/8 đã có 150 thí sinh rút hồ sơ, hiện trường đã có hơn 8.000 em đăng ký xét tuyển. “Có nhiều thí sinh hôm trước rút hồ sơ, hôm sau quay l🔯ại trường để nộp vào ngành khác”, Hiệu phó Đỗ Văn🌞 Xê nói.
Nhiều trường khác cũng diễn ra tình trạng tương tự như Đại học Mở TP HCM có gần 40 em đến rút hồ sơ và hàng 💧trăm thí sinh yêu cầඣu điều chỉnh nguyện vọng sang ngành khác. Còn ở Đại học Nông lâm TP HCM nhận 2.800 hồ sơ và có 23 thí sinh đến rút lại phiếu điểm; Đại học Công nghiệp TP HCM có 102 thí sinh đến trường rút h𓆉ồ 💖sơ...
Nguyễn Duy - Nguyễn Loan