Sáng 8/4, ĐH FPT tổ chức kỳ thi sơ tuyển cho gần 7.500 thí sinh tại 8 điểm trên toàn quốc. Đề thi tự luận trích dẫn những câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều thể hiện hai cách nhìn đối lập về trinh tiết. Một theo quan điểm khá thoáng: "Xưa nay trong đạo đàn bà/Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường/Có khi biến có khi thường/Có quyền, nào phải một đường chấp kinh". Và một theo quan điểm truyền thống "Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu".
Từ cách mào đề trên, ĐH FPT yêu cầu thí sinh thể hiện quan điểm về việc người phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người vợ còn trinh hay không? Trong 6🅠0 phút, thí sinh được yêu cầu viết một bài luận để phát triển quan điểm về vấn đề này.
Nhận đề thi, đa số thí sinh đã bày tỏ sự ngạc nhiên, nhiều em mất hơn 15 phút mà vẫn chưa viết được dòng nào. Nguyễn Thị Huyền, thí sinh dự thi ở khu vực TP HCM đỏ mặt chia sẻ: “Đề toán logic tương đối đơn giản, chỉ cần tập trung vào làm và tránh sa đà vào các câu hỏi. Còn đề luận lạ quá khiến em khá bất ngờ. Em làm không tốt lắm, chắc là lấy toán bù văn thôi ạ”.
Thí sinh tập trung làm bài tự luận. |
Cho rằng đề thi rất nhạy cảm đối với bạn nữ, nhưng Phan Thanh Huyền (học sinh THPT Nhân Chính, Hà Nội) lại cho rằng đề "rất hay và đáng được nhắc đến vì nó là vấn đề xã hội, ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhiều người". Huyền tiếc vì trước đó đã lướt qua bài viết về trinh đức trên tờ nội san của ĐH FPT, nhưng không để ý.
Cũng bày tỏ hứng thú với đề thi, thí sinh Trần Công Khiêm (THPT chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh) tự tin khoe: “Với đề tự luận này em khá thoải mái. Vì đây là câu hỏi dựa trên quan điểm của mỗi cá nhân nên em thấy thú vị khi chia sẻ cảm nhận của mình nhiều hơn là đặt nặng vấn đề đúng sai”.
Đề thi luận của ĐH FPT cũng thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Từng sinh sống ở nước ngoài nhiều năm, phụ huynh em Lại Thị Thu Hà (Hà Nội) đã rất ấn tượng khi “cuối cùng ở Việt Nam các trường đại học đã mạnh dạn đề cập đến những vấn đề nhạy cảm này. Tuy muộn nhưng rất đáng hoan nghênh”.
Các diễn đàn bình luận về đề thi xôn xao không ngớt. Nick name hoaboconganh_trencat_3001 trên diễn đàn Genk nói: “Đề bài lạ đấy, nhưng mà cũng hay, dám đề cập đến vấn đề mà mọi người thường lẩn tránh”. Nick name Pinky bày tỏ: “Đề luận không những đề cao tư duy mà còn thể hiện cái nhìn của thí sinh đối với cuộc sống. Có người chỉ biết học máy móc, không chịu tìm hiểu những vấn đề xã hội. Đề thi này nhằm loại ra người như vậy, chọn người biết quan tâm đến xã hội nhiều hơn là chữ nghĩa”.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH FPT, cho biết đã cố gắng lựa chọn đề tài gần gũi nhất với🐠 cuộc sống, lứa tuổi và sự quan tâm của các em. Đề tài trinh tiết và tình dục trước hôn nhân đang là vấn đề thời sự không chỉ của giới trẻ Việt Nam và thực tế cho 💎thấy các bạn trẻ ở ngưỡng tuổi này không ít thì nhiều phải nghĩ tới.
"Nhiều khảo sát cho thấy một tỷ lệ không nhỏ học sinh cuối cấp THPT đã quan hệ tình dục. Các em sắp bước vào lứa tuổi được xã hội, luật pháp công nhận là trưởn🔜g thành, bắt đầu phải làm quen với việc chịu trách nhi﷽ệm cho mỗi hành động và cuộc sống của mình. Có một cơ hội để các em suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này và trình bày tự do quan điểm của mình là điều không tồi”, ông Phong nói.
Phó hiệu trưởng Phong khẳng định đề luận không nhằm kiểm tra kiến thức văn học và sẽ không có đáp án đúng sai mà đánh giá khả năng tư duy, trình bày ý kiến một cách rõ ràng, logic và có sức thuyết phục của thí sinh. Dự kiến ĐH FPT công bố kết quả thi vào ngày 26/4 trên website , đồng thời công bố danh sách thꦑí sinh đủ𒀰 tiêu chuẩn tham gia vòng phỏng vấn giành suất học bổng toàn phần, bán phần và chương trình hỗ trợ tài chính.
Thu Thủy