Trong số ba thí sinh đứng đầu các bảng thi Tiếng hát mãi xanh là: Mai Văn Đặng (bảng A), Trần Ngọc Hòa (bảng B) và Nguyễn Duy Dũng (bảng C), thí sinh Trần Ngọc Hòa được đánh giá là ứng viên nặng ký cho ngôi vị quán quâ😼n mùa giải 2013.
Bị chọc là "hơi khờ" ngoài đời nhưng mỗi lần lên sân khấu, thí sinh Trần Ngọc Hòa để lại dấu ấn khó quên với khán giả lẫn ban giám khảo chuyên môn. Nam thí sinh này thường chọn các nhạc phẩm trữ tình, sâu lắng của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên. Dù đó là những ca khúc đã được người khác thể hiện quá nhiều, ông vẫn có cách riêng cuốn hút người nghe qua từng đêm thi. Khi nghe Trần Ngọc Hòa hát Dấu tình sầu (Ngô Thụy Miên) ở vòng chung kết 1, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã hết lời khen ngợi phong thái lẫn cách hát của ông trên sân khấu, "Nghe Hòa hát tôi thích quá!", vị giám khảo thốt lên (xem clip). NSND Thanh Hoa cũng từng nhận xét, giọng hát của ông Hòa là một trong số những chất giọng😼 mà chị khó có thể quên khi một lần nghe.
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn nhận xét, giọng hát của nam thí sinh này có nhiều ưu điểm như: âm sắc độc đáo và lạ, không bị na ná giống người khác. "Anh hát thật trữ tình, nhẹ nhàng, xử lý cảm xúc tinh tế, hát với nội tâm, rõ lời, hát sống với tác phẩm chứ không bắt người khác phải nghe. Nhưng anh cũng nên nhớ ráng trau chuốt thêm nữa về phần phát âm...", Trần Long Ần dặn dò thí sinh này ở đêm chung kết hai (xem clip).
Trong đêm chung kết hai, khi ông chọn ca khúc Thành phố, tình yêu và nỗi nhớ (nhạc Phạm Minh Tuấn, thơ Nguyễn Nhật Ánh), ban tổ chức nhiều lần khuyên ông đổi bài khác vì có quá nhiều ca sĩ thể൲ hiện nhạc phẩm này dễ khiến ông dễ bị mang ra so sánh. "Nhưng rốt cuộc anh Hòa vẫn nhất định xin hát bài này. Anh tâm sự, mỗi lần cất lên ca khúc phổ thơ Nguyễn Nhật Ánh, tim anh như có điều gì đó nhói lên, yêu và thương lắm thành phố mình đang sống", MC Quỳnh Hương chia sẻ.
Chỉ khi có thời gian trò chuyện nhiều với nam thí sinh, người ta mới nhận ra vì sao ông yêu bài hát Thành phố, tình yêu và nỗi nhớ đến như thế. Nguyễn Nhật Ánh là một trong những tác giả ở TP HCM có thời trai trẻ gia nhập thanh niên xung phong. Ca khúc phổ thơ anh là một nhạc phẩm chất chứa rất nhiều tình cảm của cả một thế hệ thanh niên tình nguyện, hăng say đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Ông Trần Ngọc Hòa cũng có một thời tuổi trẻ sôi nổi tham gia hát phục vụ bà con. Vì thế, ông luôn thấy một tình cảm thấm thía khi hát lên lời c𒅌a khúc.
Ông Hòa🏅 kể, năm 1979, Bộ Văn hóa phát động phong trào sáng tác nhạc. “Nhóm ca khúc chính trị” cũng ra đời từ đó. Những ai yêu ca hát, hát được, đàn được thì tham gia vào nhóm, một nhóm khoảng 4 - 5 thành viên. Lúc đó, ông đang học tại Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật ở Ninh Bình, khi có thông tư thành lập nhóm ca khúc chính trị, ông được chọn vào nhóm v💖à là một trong những giọng hát chủ lực. Ông cùng các anh chị em bắt đầu đi hát phục vụ cho người dân ở đại công trường, hát cho dân lao động đi khai hoang, làm thủy lợi, làm kinh tế mới…
Những năm🔯 80, khi 20 tuổi, ngày ngày ông được xe của sở Văn hóa tỉnh chở đi hát dọc khắp các con kênh, cứ đến một đoạn kênh, sẽ tập hợp dân đào kênh lại, hát sôi nổi để phục vụ cho bà con. Trong 30 phút, ông hát khoảng 7 đến 8 bài. Cứ thế, hết đoạn kênh này đến đoạn kênh khác ròng một tháng trời, dưới trời nắng nông trường, ông đã hát không dưới 2000 bài. Đây là kỷ niệm, cũng là "kỷ lục" của nam thí sinh. Mỗi ngày hát, ông nhận "thù lao" là 6 hào. "Lúc đó, cầm tiền về mua một quả trứng vịt là đã 5 hào rồi", ông nhớ lại thời gian khó nhưng đầy ắp kỷ niệm.
Ngày đó, "tài sản" đi hát của ông Trần Ngọc Hòa chỉ có 2 guitar thùng và một loa pin, vậy mà ông có thể đi khắp nơi, hát những bài hát như: Con kênh ta đào, Con kênh xanh xanh, Anh ở đầu sông em cuối sông… để tiếp sức cho bà con đào 𒉰kênh, làm thủy lợi… Những ngày tháng đó cũng cho ông nhiều kỷ niệm khi sống giữa tinh thần đồng đội. Ông nhớ nhất lần ông đang học bị trúng gió, bác bảo vệ trường phát hiện đã lấy xe jeep chở đi cấp cứu, và được đồng đội, anh em nuôi mười mấy ngày trong bệnh viện.
Nhóm ca nhạc xung kích ngày đó của ông bây giờ cũng nhiều người gắn bó với âm nhạc, như nhạc sĩ Đức An… Riêng ông, vì hoàn cảnඣh gia đình nên có những ngã rẽ khác con đường nghệ thuật. Chỉ đến khi chương trình Tiếng hát mãi xanh ra đời, ông mới có cơ hội sống lại kỷ niệm và đam mê đã qua. Giờ, ở độ tuổi quá ngũ tuần, ông được thảnh thơi để quay lại với âm nhạc, để được hát như ng🌼ày nào.
Nhìn ông Hòa lãng tử trên sân khấu, ít ai ngờ rằng ông đã có hai con trai đều đã trưởng thành (con đầu 28 tuổi, con út 26 tuổi). Với các con, ông không chỉ là một người cha mà còn là người anh thân thiết, người bạn tri kỷ. Vợ ông cũng dành cho ông sự tin yêu dù với công việc đặc thù của ông là kỹ sư xây dựng, thường phải theo công trình, không phải lúc nào cũng được ở nhà. Hỏi vui cô không sợ "mất" ông sao, vợ ông Hòa cười: “Quan trọng là có lòng tin lẫn nhau là được!”. Gia đình ông Trần Ngọc Hòa theo đạo Phật đã ba đời. Mỗi sáng chủ nhật vợ chồng con cái ông đến chùa thắp hương như một cái lễ, cũng là cách nhắc nhớ con cái về cái nhân, lễ, nghĩa ở đời. Ông cũng là một gương mặt năng nổ trong các chươ𓆏ng trình văn nghệ từ thiện ở các chùa.
Thí sinh Trần Ngọc Hòa sinh năm 1960, sống cùng gia đình ở TP HCM. Người đàn ông 53 tuổi này có vẻ ngoài chân chất, hiền lành và từng khiến khán giả lẫn bạn cùng thi cười ồ vì sự cố mà ông tự nhận là hết sức... tồ của mình. Trong một buổi thi bán kết, do thi trễ, chuyên viên trang điểm đã về hết, trong lúc gấp rút lên sân khấu hát, ông được một nữ thí sinh "chữa cháy" bằng cách dùng son môi và phấn của chị này trang điểm cho (xem clip). "Lúc đó quýnh quáꦜng quá rồi tôi và chị thí sinh quên mất đó là son phấn dành cho nữ", ông cư🦄ời xòa khi kể lại kỷ niệm vui.
Có mặt ở vòng chung kết Tiếng hát mãi xanh, theo lời thí sinh Trần Ngọc Hòa🍃 là "ngoài sức tưởng tượng". "Biến tin tôi vào cꦅhung kết, không chỉ riêng của vợ con, mà còn gần như của cả dòng họ, rồi bà con trong khu, rồi cả bạn bè có khi ba mươi năm không gặp... đều vui mừng, tự hào nhắn tin thăm hỏi. Sau mỗi đêm thi, tin nhắn, điện thoại của người thân, bạn bè… từ khắp nơi trên cả nước, rồi cả ở nước ngoài gửi về không ngớt, làm tôi bồi hồi đến mất ngủ", ông tâm sự.
Đêm chung cuộc Tiếng hát mãi xanh diễn ra vào 21h tối thứ sáu tuần sau, ngày 31/5, tại Nhà hát Hòa Bình, được truyền ꦏhình trực tiếp trên kênh HTV9, và nối sóng trên kênh Vĩnh Long 2. Ở đêm thi này, ba thí sinh đứng đầu các bảng là: Mai Văn Đặng (bảng A), Trần Ngọc Hòa (bảng B) và Nguyễn Duy Dũng (bảng C) sẽ cùng nhau so tài. Chính khán giả là người bình chọn và quyết định quán quân mùa giải năm nay. Chương trình do nhãn hàng OTIV tài trợ độc quyền.
Chi Mai
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng