Hoạt động dạy thêm ngoài giờ giảm mạnh, trong khi dịch vụ sau giờ học trong trường có xu hướng 💖tăng. Đây là nhận định của chính phủ Trung Quốc sau hai năm áp dụng chính sách giảm kép (cấm học sinh học thêm các môn chính khóa và giảm bài tập về nhà).
Theo Bộ Giáo dục, chi tiêu hợp pháp để học thêm các môn văn hóa của người dân giảm 40% so với trước. Hồi giữa năm ngoái, một khảo sát của Cục Thống kê Trung Quốc với gần 600.000 nghìn người cho thấy tỷ lệ hài lòn🙈g của nhà trường, học sinh và phụ huynh về 🦩chính sách này vượt 80%.
Nhiều cơ sở dạy thêm phải chuyển hướng hoạt động. New Oriental, đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhân hàng đầu, tập trung vào mảng thương mại điện tử. Cò💜n Zhonggong Education, lò luyện thi ꧟công chức, mở rộng sang đào tạo kỹ năng tuyển dụng và kỹ năng nghề.
Dù vậy, các nhà quan sát cho rằng nhu cầu ꦆdạy thêm, học thêm vẫn rất mạ🧸nh mẽ. Một số trung tâm dạy thêm dù khẳng định chỉ dạy các môn nghệ thuật, nhưng thực tế dạy cả các môn chủ lực như Tiếng Anh, Toán và Ngữ văn. Vài nơi khác hoạt động dưới vỏ bọc là "hiệu sách".
Nhiều giáo viên cũng lén dạy thêm sau giờ học. Các dịch vụ dạy thêm thưꦬờng kết nối học viên thông qua hội, nhóm trên WeChat, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. Gia sư có thể đến tận nhà và dạy trực tiếp cho học viên, hoặc đến l🐷àm ở những trung tâm có khả năng che giấu việc này.
"Nhu cầu vô cùng lớn", một giáo viên dạy tiếng Anh ở Thượng Hải, cho biết. Anh kiếm khoảng 56 USD/giờ và việc này "cứ thế lan t🐭ruyền trong khu phố" khi anh đến nh๊à học sinh dạy kèm.
💫Wang Yufen, bà của hai học sinh tại Bắc Kinh, nói rằng chi phí dành cho việc học của các cháu đang ngày một tăng lên.
ꦚ"Chúng đang học thêm lớp 1 kèm 1 mấy môn văn hóa. Việc này tốn khoảng 300 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng) mỗi lớp, những lớ🐼p có giáo viên giỏi giảng dạy thì chi phí tận 1.000 nhân dân tệ", bà chia sẻ.
Trong hội thảo trực tuyến mới đây cùng 4 cơ quan chính phủ, Bộ Giáo dục Trung Quốc đánh giá chính s♏ách giảm kép thành công bước đầu, nhưng cũng nhấn mạnh cần nỗ lực hơn nữa để giải quyết nạn dạy thêm chui.
Tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc ra mắt một nền tảng quản lý quốc gia để tăng cường kiểm soát việc nಌày. Bộ cũng đề nghị ngành giáo dục các địa phương trấn áp hoạt động dạy thêm chui trong kỳ nghỉ đông năm nay dưới dạng dịch vụ giúp việc hay dã ngoại. Những nơi có thể trở thành địa điểm dạy thêm trái phép như tòa nhà thương mại, khách sạn, quán cà phê và khu dân cư cũng sẽ bị k🌟iểm tra thường xuyên.
Trung Quốc thực hiện chính sách giảm kép từ tháng 7/2021, nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh. Theo đó, trẻ em dưới 16 tuổi không được học thêm các môn văn hóa như Tiếng Anh, Toán và Ngữ văn. Trường học cũng phải giảm bớt bài tập về nhà hàng ngày. Thời điểm đó, th🍬eo Reuters, thị trường dạy thêm nước này có giá trị 120 tỷ USD.
Sau đó, hàng loạt trung tâm dạy thêm phải đóng cửa hoặc chuyển thành tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Thâm Quyến và Bắc Kinh, phụ huynh vẫn tìm cách cho con﷽ học thêm chui để cạnh tranh vào trường THPT - con đường cơ bản để vào đại học.
Phương Anh (Theo China Daily, Global Times, Financal Times)