Năm 1985, Uông Đạm Hàm mãn nhiệm thị trưởng Thượng Hải. Khi được phó thủ tướng Trung Quốc lúc ấy là Vạn Lý hỏi về người kế nhiệm, 💝ông Uông đã đề cử Giang Trạch Dân, người đang 🍒giữ chức bộ trưởng Công nghiệp Điện tử ở Bắc Kinh. Đến tháng 7/1985, ông Giang Trạch Dân, 59 tuổi, nhậm chức thị trưởng Thượng Hải kiêm phó bí thư thành ủy.
Thượng Hải là thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, trong đó chức danh thị trưởng được🍃 duy trì từ năm 1949 đến nay. Thị trưởng Thượng Hải do Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố bầu ra, là lãnh đạo cấp cao thứ hai của thành phố, đứng sau bí thư thành ủy. Thị trưởng Thượng Hải thường là ủy viên Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong giai đoạn 1980-1983, khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu ban hành các chính sách cải cách, Thượng Hải dưới thời Uông Đạm Hàm lại có tốc độ phát triển chỉ bằng một nửa so với bình quân cả nước, theo nhà kinh tế học Robert Lawrence Kuhn, tác giả cuốn Truyện về Giang Trạch Dân: Người cải biến Trung Quốc.
Thượng Hải lúc đó được coi là trung tâm thương nghiệp của Trung Quốc, nhưng cũng là điển hình của nền kinh tế kế hoạch tập trung, căn cứ địa lớn nhất của công nghiệp kiểu cũ. Bởi vậy, khi ông Giang Trạch Dân lên làm thị 𝐆trưởng, Thượng Hải đối mặt thách thức lớn chưa từng có về thể chế, 𓂃cơ cấu kinh tế, xã hội, tư tưởng, quan niệm của người dân, cùng hàng loạt vấn đề như lạm phát cao, thiếu tài nguyên, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng lạc hậu, ô nhiễm môi trường...
Sau khi nhậm chức, thị trưởng Gi🍰ang bắt đầu đưa ra những quyết sách táo bạo. Ông lần đầu mở họp báo, tuyên bố ba hướng phát triển chính của Thượng Hải là kiến thiết cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng xuất khẩu, tăng cường khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài.
Để đối phó với tình trạng lạm phát, ông thúc𓆏 đẩy dự trữ lương thực và đàm phán với các tỉnh thành khác về vấn đề cung ứng, giải quyết vấn đề giá lương thực tăng cao ở Thượng Hải.
Ông tiếp tục cải thiện mạng lưới giao thông vận tải, cho xây mới ga tàu Thượng Hải, xây d☂ựng sân bay quốc tế, sửa chữa và mở rộng cảng vận tải hành khách đường thủy. Đây chính là nền tảng để Thượng Hải phát triển Phố Đông ♐Tân Khu (quận mới Phố Đông) bây giờ.
Ít lâu 🐈sau, thị trưởng Giang Trạch Dân đề xuất Quy hoạch Tổng thể Thượng Hải, với Phố Đông Tân Khu ở phía đông sông Hoàng Phố đóng vai trò là trung tâm thành phố, xung quanh là 7 thành phố vệ tinh và các thôn, trấn.
Theo quy hoạch, trung tâm thành phố được liên kết với bên ngoài bằng hệ thống đường sắ༒t cao tốc và đường trên cao, đồng thời xây dựng các tuyến đường vành đai l🌜iên kết các thành phố vệ tinh. Ông Giang cho di dời các nhà máy công nghiệp từ trung tâm thành phố ra ngoại ô, khuyến khích các thôn, trấn khởi nghiệp, hướng tới gia công chế biến rau củ, thực phẩm.
Để có nguồn ♋vốn thực hiện những dự án khổng lồ này, Giang Trạch Dân kêu gọi đầu tư nước ngoài, phát hành công trái, huy động 3,2 tỷ USD vốn trên thị trường tài chính quốc tế, trong đó 1,4 tỷ USD đầu tư vào đường sắt, cầu và cơ sở hạ tầng.
Cuối năm 1986, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn kế hoạch d🧸o thị trưởng Giang Trạch Dân đề xuất, đồng thời tuyên 🅰bố xây dựng Thượng Hải thành trung tâm công nghiệp thương mại lớn nhất châu Á.
Tháng 11/1987, ông Giang Trạch Dân được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị kiêm bí thư thành ủy Thượng Hải, trở thành lãnh đạo cấp quốc gia và tiếp tục đẩ♏y mạnh nỗ lực "lột xác" Thượng Hải. Tháng 6/1989, ông được bầu làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc.
"4 năm đồng chí Giang Trạch Dân làm lãnh đạo ♍Thượng Hải là bước ngoặt trong lịch sử cải cách và mở cửa của 𝐆thành phố. Trong 4 năm đó, Thượng Hải vươn lên từ khó khăn, từng bước đột phá trong cải cách, mở cửa và hiện đại hóa", ông Du Chính Thanh, bí thư thành ủy Thượng Hải giai đoạn 2008-2012, phát biểu hồi tháng 6/2011.
Ngày nay, Phố Đông trở thành t🍃rung tâm tài chí♓nh thương mại của Trung Quốc, với những công trình biểu tượng như tháp truyền hình Minh Châu phương Đông, Tháp Kim Mậu, Tháp Thượng Hải cao thứ hai thế giới...
Đầu năm 1988, Chu Dung Cơ được bầu làm thị trưởng Thượng Hải, kế nhiệm ông Giang Trạch Dân. Ông là thị trưởng quyết đoán, có năng lực, làm việc hiệu quả, được ông Giangဣ Trạch Dân hết lòng ủng hộ.
Sau khi nhậm chức, ông Chu Dung Cơ cùng các quan chức Thượng Hải đi khảo sát🌳 ở tỉnh Quảng Đông, học hỏi kinh nghiệm để cải cách lĩnh vực công nghiệp và thử nghiệm chính sách cổ phần hóa ở Thượng Hải.
Chính quyền Thượng Hải được coi là điển hình của mô hình đại hội đại biểu nhân dân - thị trưởng ở Trung Quốc. Chính quyền nhân dân là cơ quan h💮ành chính của thành phố, trong đó thị trưởng là người đứng đầu, có quyền hạn cao nhất trong bộ máy hành chính, điều hành trực tiếp hoạt động của 𝔉chính quyền.
Các thành viên của ch💝ính quyền thành phố ♏trực thuộc tỉnh và trung ương được đại hội đại biểu nhân dân, những người được cử tri bầu trực tiếp, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm.
Theo Luật tổ chức chính quyền và đại hội đại biểu nhân dân địa phương Trung Quốc, chính quyền thành phố có 11 chức năng và quyền hạn, trong đó có thực thi các kế hoạch kinh tế và 💃quy định biện pháp hành chính.
Năm 1949, sau khi tuyên bố thành lập, Trung Quốc có 132 thành phố. Tới nay, quốc gia này có khoảng 650 thành phố, m♔ỗi thành phố do một thị trưởng điều hành.
Năm 1991, Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập Hiệp hội Thị trưởng Trung Quốc, với số thành viên hiện nay là khoảng 6.000 người. Hiệp hội có 𒈔trách nhiệm nghiên cứu các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển đô thị, kiến nghị những khó khăn mà thị trưởng gặp phải trong quá trình điều hành lên chính phủ.
Hồng Hạnh (Theo iFeng)