Các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) hồi tháng 7/2020 đưa ra dự báo, doanh số bán hàng của thị trường có thể giảm 15% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Điều này chỉ đúng một nửa khi năm 2020 kết thúc, tức sức mua ౠsuy yếu so với 2019 nhưng mức sụt giảm không lớn như nhận định ban đầu.
Theo số liệu của VAMA trong 2020, các thành viên bán tổng cộng ꦕ283.983 xe, giảm 7% so với 2019. Sắc đỏ suy giảm doanh số bao trùm các hãng, ngoại trừ thương hiệu Hàn Quốc, ཧKia tăng 30%. Isuzu, Suzuki cũng tăng như các hãng này vốn có mức bán hàng khiêm tốn, đồng thời phụ thuộc phần lớn vào mảng xe thương mại.
Tương tự Kia, thương hiệu Hàn thứ hai là Hyundai (phân phối bởi TC Motor, bán 81.368 xe trong 2020) cũng tăng trưởng dương gần 2,3🦂%. Tuy mức tăng không cao nhưng đặt trong một năm nhiều khó khăn do dịch bệnh khiến nhu cầu suy giảm, điều này cũng được xem 🦩là kết quả tích cực so với các đối thủ.
2020 cũng là năm đầu tiên kể từ lần công bố số liệu bán hàng từ tháng 7/2018, xét riêng từng thương hiệu, Hyundai vượt Toyota trở thành cái t⛦ên bán chạy nhất thị trường ở cả hai mặt trận: doanh số tổng và xe con. Có ba mẫu xe của hãng lọt top 10 bán chạy nhất 2020, nhiều hơn bất cứ hãng nào khác trên thị trường.
Với các thương hiệu phổ thông Nhật Bản như Toyota, Mitsubishi, Honda, Mazda, 2020 là một năm khó khăn khi doanh số đều giảm tại Việt Nam. Tuy nhiên, với số lượng áp đảo, xe Nhật vẫn là một thế lực lớn với thị phần gộp chung chiếm hơn phân nửa dung lượng thị trư𝕴ờng.
Ưu thế mất dần ở nhiều phân khúc trọng điểm vốn đóng góp thị phần doanh số cao khiến vị thế ông lớn của Toyota trong 2020 trước những áp lực chưa từng có. Fortuner bán 8.512 xe, kém Santa Fe gần 3.000 xe, Innova tiêu thụ 5.423 xe, kém Xpander đến hơn 11.400 xe. Tuy vậy♋, hãng xe Nhật có điểm sáng Vios vẫn giữ được ngôi vương khi bán hơn 30.000 xe, tăng 11% bất chấp sức mua suy yếu của thị trường. Corolla Cross cũng là cái tên xâm nhập phân khúc lửng giữa B-C và bước đầu bán hàng♏ tốt.
Mitsubishi vẫn dựa nhiều vào ngôi sao Xpander với doanh số 16.844 xe, kém 3.254 xe so với kỷ lục 2019. Mẫu MPV 7 chỗ đóng góp đến 58% thị phần tổng xe bán ra của hãng xe Nhật. Với việc CR-V và City đều sụt giảm sức mua, Hon💛da là hãng Nhật có mức suy giảm doanh số lớn nhất (-26%) trong số các thương hiệu Nhật. Ở chiều ngược lại với mức giảm ít nhất là Mazda (-2%).
Bên cạnh cuộc đua doanh số của xe Hàn và xe Nhật, t🎐hương hiệu Việt, VinFast gây bất ngờ lớn khi xếp thứ 5 về lượng bán hàng nhiều nhất. Hãng này tiêu thụ 29.485 xe, vượt những thương hiệu bán hàng hàng lâu năm khác như Mitsubishi, Ford, Honda. Mẫu hatchback cỡ A, Fadil thậm chí vượt cái tên sừng sỏ Hyundai i10 để bán chạy nhất phân k✅húc, đạt 18.016 xe.
Ở những hãng xe còn lại, Ranger vẫn đóng vai trò chủ lực doanh số của Ford khi bán 13.291 xe (thuộc top 10 xe bán chạy nhất thị trường). Suzuki được nhắc đến nhiều hơn trên thị trường xe con nhờ XL7 (bán 4.433 ꦓxe), ✤mẫu MPV lai SUV 7 chỗ cạnh tranh Mitsubishi Xpander Cross. Peugeot bán hơn 4.440 xe, tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Nissan có nhà phân phối mới và sẽ hoạt động trở lại mạnh mẽ hơn vào 2021.
Thành Nhạn