𓆏Đại dịch cho thấy vai trò không thể thay thế của các ngành sản xuất, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nói tại Tọa đàm trực tuyến chủ đề "Dịch chuyển xu hướng sản xuất trong tương lai" sáng 5/5 trên VnExpress.
༺Theo bà, những quốc gia chú trọng chế biến, chế tạo trong nước đều ứng phó tốt với dịch bệnh, trong khi các nước nhập khẩu sản phẩm may mặc như Mỹ và châu Âu đối mặt với tình trạng thiếu khẩu trang trầm trọng. Tuy vậy, theo bà Thúy, việc hội nhập sâu rộng toàn cầu cũng khiến doanh nghiệp Việt không nằm ngoài tác động tiêu cực về cả nguồn cung và cầu do dịch bệnh gây nên.
𝕴Đại diện Bộ Công Thương phân tích, ngay từ đầu đại dịch, các ngành dệt may, da giày, điện tử, sản xuất và lắp ráp ôtô thấm đòn Covid-19, do phụ thuộc nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Đến khi hai nước này cơ bản kiểm soát dịch, Covid-19 đã lan ra toàn cầu, toàn bộ chuỗi cung ứng gián đoạn, đứt gãy. Lúc này doanh nghiệp lại phải tìm lời giải cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Da giày, dệt may là một trong số ngành chịu tác động lớn nhất, nhiều đơn vị giảm 70% doanh thu do bị trì hoãn, hủy đơn hàng.
💟Là doanh nghiệp chịu tổn thất lớn bởi Covid-19, ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, khi các đơn hàng trong nước và quốc tế bị dừng lại, không còn cách nào khác công ty linh hoạt chuyển sang sản xuất khẩu trang. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành may mặc và bản thân May 10 phải đối mặt liên tiếp với những thách thức kép, là vừa chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất và công việc cho hàng chục nghìn lao động. "Sản xuất khẩu trang là cách chúng tôi thích ứng với thay đổi đột ngột này, cũng để giảm bớt phần nào thiệt hại trong hoạt động sản xuất", ông nói. Ngay trong tháng 2, May 10 nhanh chóng đưa khẩu trang vải vào hệ thống dây chuyền sản xuất veston.
🧔Theo ông Việt, đây là quyết định táo bạo và khó khăn với công ty, bởi chi phí của dây chuyền lớn, trong khi sản xuất khẩu trang chỉ sử dụng 5% năng lực máy móc. "Tuy nhiên, chúng tôi muốn đảm bảo việc làm cho công nhân. May 10 hướng đến sản phẩm chất lượng tốt, bình ổn giá và tăng sản xuất để bù chi phí đầu tư", ông nói. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn đầu tư dây chuyền máy móc tiên tiến và nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế cho các đơn hàng từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.
😼Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành đánh giá, việc May 10 nhập "cuộc chơi" trang thiết bị y tế thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp Việt Nam trong khủng hoảng. Sự nhạy bén này không chỉ giúp đơn vị vượt khó, mà chớp thời cơ, chuyển đổi sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp.
ꦿTừ câu chuyện May 10, nhìn tổng thể ngành công nghiệp phụ trợ đại diện Bộ Công Thương đánh giá bối cảnh dịch bệnh là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn lại cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu, điều chỉnh chuỗi cung ứng và đón đầu làn sóng dịch chuyển quốc tế. Ví dụ như một số doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy, làm khuôn cơ khí đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, phía cơ quan quản lý cũng khuyến cáo để phát triển bền vững, và đối phó với bất kỳ tình huống nào doanh nghiệp cần chủ động tập trung nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm mới, thị trường mới.
Chủ động kết nối sản xuất
༺Bên cạnh phát triển sản phẩm đáp ứng các thị trường mới, các chuyên gia nhận định, doanh nghiệp sản xuất có thể liên kết với các lĩnh vực khác để tạo thành chuỗi kép. Cục Công nghiệp đang soạn thảo chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày trong 10 năm tới, hướng tới dịch chuyển từ gia công xuất khẩu sang các hoạt động mang giá trị gia tăng lớn hơn.
🌱Sau hơn 70 năm phát triển, 30 năm tham gia chuỗi cung ứng quốc tế, với hơn 600 nhà cung cấp toàn cầu, May 10 đã có lộ trình chuyển đổi sản xuất trước khi Covid-19 nổ ra.
꧂Đại diện doanh nghiệp lý giải, suốt hàng chục năm qua, giá gia công ổn định nhưng chi phí đầu vào và nhân công đã tăng 2-3 lần, khiến đơn vị buộc tăng gấp đôi năng suất để bù đắp chi phí. Doanh nghiệp luôn trăn trở câu chuyện thay đổi tư duy, chuyển đổi sản xuất. Năm 2019, May 10 lên kế hoạch tham gia lĩnh vực sản xuất nội thất ôtô. "Việc sản xuất khẩu trang đáp ứng nhu cầu đại dịch là mục tiêu ngắn hạn. Trong dài hạn, đây là bước đệm cho công ty lấn sân sang mảng trang thiết bị y tế, như bộ phòng chống dịch, chăn ga gối đệm và đồng phục bệnh viện...", lãnh đạo doanh nghiệp cho hay.
𝕴Tuy vậy, đại diện May 10 cho rằng, sự chuyển đổi này cũng đem đến khó khăn khác cho doanh nghiệp. Bên cạnh rào cản nội tại nhằm đảm bảo quy trình sản xuất và chất lượng, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của các cơ quan quản lý còn thiếu sự đồng nhất. "Chúng tôi mong muốn các ban ngành sẽ dự trù kịch bản ứng phó khủng hoảng trong tương lai, nhằm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, chứ không phải xuất hiện dịch bệnh mới nghiên cứu phương án ứng phó", vị này nói thêm.
🎶Đại diện Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp đưa ra tiếng nói chung, đề xuất giải pháp cho Chính phủ. Trong thời gian tới, các gói kích cầu được kỳ vọng tạo ra hiệu quả cho nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp trong nước tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa. Ngoài ra, Bộ đang triển khai loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, sản xuất; tăng cường kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia. Vị này mong muốn có sự vào cuộc sâu rộng của các địa phương, để định hướng tốt hơn cho các ngành công nghiệp địa phương.
Minh Chi
Chương trình "Tọa đàm kinh tế: Kịch bản cho tương lai" bàn về các kịch bản của nền kinh tế Việt Nam, về "trạng thái bình thường mới" trong và sau đại dịch Covid 19. Đại diện các Bộ Ban ngành, Doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế sẽ cùng nhau bàn luận các giải pháp, tìm hướng đi trong tương lai, nhất là các ngành bị nhiều ảnh hưởng như Du lịch, Hàng không, Vận chuyển, Sản xuất, Nông nghiệp... |