Yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA của Nghị định 116 khiến nhiều hãng có xe ♈nhập khẩu trải qua một năm bán hàng không ít khó khăn. Với riêng phân khúc xe bán tải, doanh số tiêu thụ của 2018 là 18.491 xe, tương đương mức giảm khoảng 2𝓡5% so với 2017, thấp nhất trong ba năm qua tính từ 2016.
Doanh số các mẫu xe bán tải (2016-2𓂃018) tại Việt Nam:
Mẫu xe | 2016 | 2017 | 2018 |
Ford Ranger | 14.058 | 14.926 | 8.675 |
Chevrolet Colorado | 945 | 3.082 | 3.916 |
Mitsubishi Triton | 1.431 | 2.200 | 2.017 |
Mazda BT-50 | 3.440 | 2.044 | 1.990 |
Toyota Hilux | 2.205 | 1.161 | 1.483 |
Isuzu D-max | 803 | 613 | 410 |
Doanh số tổng | 23.741 | 24.373 | 18.491 |
(Đơn vị: chiếc, nguồn: VAMA, Nissan Navara không công bố số liệu bán hàng)
Lượng tiêu thụ giảm của xe bán tải góp phần vào mức giảm chung của xe nhập khẩu trong 2018 (giảm 6,2% so với 2017). Dẫu vậy, doanh số của toàn thị trường ôtô trong năm qua vẫn ghi nhận mức tăng 5,8% so với 2017. Mức tăng trưởng 10,6% của xe lắp ráp giúp kéo thị trường đi lêꦬn bên cạnh sức mua của khách Việt vẫn cao dù khái niệm xe giá rẻ còn mờ nhạt.
Với riêng phân khúc xe bán tải vốn đều nhập khẩu Thái Lan, ả💃nh hưởng của Nghị định 116 là thấy rõ. Đầu 2018, Honda là hãng sớm nhất hoàn thiện các thủ tục cần thiết để đưa xe Thái Lan về Việt Nam. Tuy nhiên hãng này lại không có xe bán tải. Ở chiều ngược lại, những hãng có xe bán tải nhập khẩu từ nước láng giềng đều gần như tắc nguồn cung. Ngoại lệ có Chevrolet Colorado về nước khoảng giữa♔ năm 2018.
Thiếu hụt nguồn cung, khách hàng trong nước không những có ít lựa chọn hơn mà còn phải chịu cảnh đội giá vì khan hàng. Tuy nhiên việc tăng giá nhờ vào chiêu "bán bia kèm lạc", tức bán xe kèm phụ kiện từ đại 𓃲lý, hầu như ch🎀ỉ xảy ra đối với mẫu bán tải hút khách nhất là Ford Ranger.
Có thời điểm khách hàng Việt phải chi thêm hơn 100 triệu để có thể sở hữu m🐲ẫu bán tải thương hiệu Mỹ. Vốn chiếm hơn phân nửa tổng doanh số phân khúc xe bán tải, Ford Ranger không thể nhập hàng về phục vụ khách Việt là nguyên nhân chính kéo doanh số tổng thị trường đi xuống.
Phải tới nửa sau 2018, phân khúc mới khởi sắc trở lại trong làn sóng chung của xe nhập khẩu về nước nhờ giải quyết nút thắt giấy VTA. Bên cạnh nguồn cung l﷽iền mạch trở lại, các mẫu xe bán tải chưa cho thấy chiều hướng giảm giá như kỳ vọng của người tiêu dùng dù hưởng thuế nhập khẩu 0% theo cam kết của Hiệp định th🧸ương mại tự do ASEAN.
Toyotဣa Hilux lắp động cơ mới 2.8 tăng giá nhiều nhất 22 triệu, ở mức 695-878 triệu, Ford Ranger Wildtrak với hộp số 10 cấp mới giữ nguyên mức giá cao nhất 918 triệu, Mazda BT-50 nâng cấp nhẹ giá 655-829 triệu đồng.
Mitsuౠbishi Triton bản nâng cấp về nước cuối 2018 nhưng đến đầu 2019 mới ra mắt với mức giá tăng cao nhất 28 triệu. Ngược xu hướng là mẫu xe có doanh 🥀số thấp nhất phân khúc, Isuzu D-Max giảm 20 triệu để kích cầu.
Bên cạnh mối quan tâm về giá, người tiêu dùng trong nước còn đón nhận thêm thông tin về đề xuất tăng phí trước bạ đối với dòng xe bán tải của Bộ tài chính hồi thá🥃ng 9/2018. Đề xuất này đề cập mức thu phí trước bạ xe bán tải bằng 60% mức thu của xe con. Điều này có thể khiến giá lăn bánh của dòng xe vừa chở hàng vꦫừa chở người tăng thêm hàng chục triệu đồng.
Theo một số chuyên gia trong ngành, thị trường xe bán tải 2019 tại Việt Nam dự đoán sẽ sôi động trở lại khi những yêu cầu về thủ tục nhập khẩu được giải quyết. Lợi thế tiện dụng khi kết hợp cả đi phố và chở hàng, tính năng, trang bị ngày càng được các hãng cập nhật như xe con còn tiếp tục lôi kéo lượng khách hàng không ♎nhỏ lựa chọn.
Thành Nhạn