"Các thành viên Brave1 đã phát triển hệ thống mang tên 'AD Counter FPV' có khả năng chặn tín hiệu vô tuyến của máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (UAV FPV)", Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov ngày 23/1 thông báo trên Telegram. Brave1 là nền tả🤡ng do chính phủ Ukraine thành lập tháng 5 năm ngoái nhằm thúc đẩy các dự án công nghệ quốc phòng nội địa.
Theo ông Fedorov, AD Counter FPV phát rꦑa tín hiệu gây nhiễu ở tần số vô tuyến 850-940 Mhz, khiến UAV FPV đối phương mất kết nối với người vận hành. Thiết bị này có phạm vi hoạt động 250 mét và mất 0,5 giây để khởi động.
Nó có trọng lượng khoảng 3 kg khi không lắp pin, được trang bị giá đỡ ba chân nên có thể gắn lên phương tiện chiến đấu như xe tăng, thiết giáp. Nhà sản xuất cũng đã chế tạo một phiên bản có thể nhét g🌟ọn trong balô, giúp tăng tính cơ động khi triển k🐻hai.
"Thiết bị này đang được quân đội Ukraine tích cực sử dụng và đã chứng minh được vai trò không thể thiếu trên chiến trường", Bộ trưởng Fedorov cho hay. "Binh sĩ Ukraine gọi đây là 🀅một trong những hệ thống tác chiến điện tử cầm tay hiệu quả nhất".
Các tài khoản Ukraine ngày 10/1 chia sẻ hình ảnh xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3 của nước này di chuyển t♐ại một khu vực ở miền đông, trên nóc tháp pháo đặt một thiết bị gây nhiễu cỡ nhỏ, có các ăng-ten chĩa lên trên tương tự dòng AD Counter FPV, song không rõ chúng có phải là một hay không.
UAV FPV là phi cơ điều khiển từ xa bằng tay cầm và bộ thiết bị đeo trên đầu,𒁏 giúp người sử dụng có góc nhìn chân thực giống như đang ngồi trong buồng lái máy bay. Chúng được chế tạo từ các linh kiện giá rẻ và có thể lắp ráp ngay trên chiến trường, với phạm vi hoạt động khoảng 15 km. Chúng có thể mang theo thuốc nổ, đầu đạn để tung đòn tấn công tự sát.
Các ưu điểm này giúp UAV FPV đang được quân đội Ukraine và Nga triển khai dày đặc trên tiền tuyến. Chú✱ng cũng đã chứng minh được hiệu quả tác chiến, khi có thể dễ dàng hạ gục xe tăng, thiết giáp đắt hơn hàng nghìn lần bằng đòn tấn công vào n🔥hững vị trí hiểm yếu nhất trên xe.
Ngoài Ukraine, Nga cũng đang ൩tăng cường lắp thiết bị tác chiến điện tử trên phương tiện chiến đấu để đối phó UAV FPV. Bộ Quốc phòng Nga ngày 𝓡14/1 thông báo bắt đầu gắn hệ thống gây nhiễu cầm tay "Sania" trên xe tăng tại chiến trường Ukraine.
Thiết bị này có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 1,5 km, đánh chặn trong ph🐷ạm vi một km. Sania có thể được gắn lên giáp lồng trên nóc xe tăng, cung cấp khả năng bảo vệ từ mọi hướng.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội tháng 11 năm ngoái cho thấ🔴y hai thiết giáp đa dụng ML-TB Nga bị phá hủy ở Donetsk, ở trên nóc và mui xe có dán các ba lô chứa thiết bị gây nhiễu cầm tay. Một hình ảnh khác đăng tháng 10 cùng năm cho thấy xe tăng chủ lực T-90M của Nga được gắn thiết bị tác chiến điện tử Volnorez ở mặt trước.
Phạm Giang (Theo Ukrainska Pravda, Newsweek)