Nghiên cứu từ n🍒ăm 2015, Giáo sư Diego Ghezzi và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Bách Khoa liên bang Thụy Sĩ phát triển loại thiết bị ghép võng mạc thông minh, cung cấp thị lực nhân tạo cho người mù. Thiết bị này kích thích tế bào võng mạc của người mù bằng việc sử dụng các điện cực.
Hai thông số được sử dụng để đo thị lực, gồm trường nhìn và độ phân giải. Do đó, các kỹ sư cũng sử dụng hai thông số này để đánh giá. Thiết bị cấy ghép võng mạc mà nhóm phát triển chứa 10,500 điện cực, mỗi điện cực tạo ra một điểm sáng. Khoảng cách giữa các điểm này phải đủ xa để bệnh nhân có thể phân biệt được hai điểm giống nhau, số lượng điểm sáng phải đủ để đảm bảo độ phân giải.Sau khi ghép thiết bị này vào võng mạc, người dùng đeo thêm một loại kính. Bên trong kính được gắn bộ phận có chức năng giống máy ảnh, ghi lại hình trong trường nhìn của người sử dụng, sau đó gửi dữ liệu đến phần xử lý khác, kích thước siêu nhỏ ở đầu kính. Bộ phận này chuyển đổi dữ liệu thành tín hiệu ánh sáng và truyền đến các điện cực trong thiết bị cấy ghép. Các điện cực kích thích võng mạc, cho phép người đeo nhìn thấy hình ảnh phiên bản đ🍌en trắng.
Giáo sư Diego Ghezzi cho biết, người đeo phải học cách giải thích điểm ánh sáng để phân biệt hình dạng của vật thể. "Việc này giống như quan sát các vì sao trên bầu trời đêm và học cách nhận ra các chòm sao cụ th💜ể", ông nói.
Kết💯 quả xét nghiệm điện sinh lý cho thấy, mỗi điện cực trong thiết bị có thể tạo ra một điểm sáng khá🐼c nhau. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục kiểm tra khả năng cung cấp độ phân giải của 10.500 điểm sáng này ở những trường nhìn khác nhau. Nhóm dự tính, sau khi thử nghiệm lâm sàng một thời gian, thiết bị này được dùng trực tiếp lên người để biết rõ cảm nhận.
Nguyễn Xuân (Theo CnBeta)