Tháng trước, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) chỉ trích "mức độ tiêu thụ năng lượng" của 9 tỉnh, gồm Quảng Đông, Giang Tô, Vân Nam, Phúc Kiến, Thiểm Tây, Quảng Tây, Ninh ♏Hạ, Thanh Hải và Tân Cương, do những tỉnh này không giảm được sử dụng năng lượng.
Giới 🎐chuyên gia nhận định cuộc khủng hoảng điện, nếu kéo dài, có khả năng tác động tới cam kết bảo vệ môi trường của Trung Quốc khi nước này hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiệt điện.
Chính quyền trung ương Trung Quốc đang thúc đẩy chính sách "xây trước, phá sau" với hàm ý là phát triển năng lượng tái tạo trước khi ngừng sử 💃dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Than đá, rẻ hơn nhiều so với năng lượng tái tạo, hiện vẫn là nguồn nhiên liệu chính, tạo ra 70% sản lượng điện của Trung Quốc.
"Cắt giảm lưꦚợng khí thải đi kèm với một cái giá phải trả, đó là GDP. Câu hỏi đặt ra là chính phủ Trung Quốc chấp nhận đư🌃ợc cái giá nào", Yu Lihong, giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông ở Thượng Hải, nhận xét. "Để loại bỏ than đá trong vòng 20 hay 30 năm nữa là điều rất khó. Tôi nghĩ thậm chí 50 năm vẫn khó. Vai trò của than là quá lớn".
Ở một số lĩnh vực khác, Trung Quốc vẫn tỏ ra tích cực trong các hành động về môi trường. Họ là thị trường xe điện lớn của thế giới và còn có kế hoạch nâng công suất điện mặt trời lên 65 GW trong năm nay, theo Hiệp hội Sản xuất Năng lượng Mặt trời Trung Quốc. Hồi tháng 7, Trung Quốc thành lập hệ thống giao dịch carbon lớn nhất thế giới mà theo lời Ma Jun, giám đốc Viện các Vấn đề Công cộng và Mô𒊎i trường Trung Quốc, là "mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng".
Giá carbon trong chไương trình này chưa đầy 8 USD/tấn. Hầu hết các nhà kinh tế môi trường đều cho rằng giá của carbon phải lên đến 100 USD/tấn. "Cuối cùng, tôi nghĩ rằng nó sẽ có tác động riêng", Ma nói.
Để tiếp tục theo đuổi chính꧟ sách cắt giảm carbon, nhà chức trách cũng phải đối mặt với những hoài nghi từ công chúng. Dù Trung Quốc dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, người dân nước này chưa trải qua những sự kiện mang tính thức tỉnh như ở nhiều nước khác.
Những ý kiến chỉ trích từ các blogger đến một số học giả thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng Bắc Kinh đang bị phương Tây che mắt,൩ trong khi thực tế họ chỉ muốn tìm cách kìm hãm Trung Quốc.
Nhận thức về biến đổi khí hậu của công chúng còn hạn chế đồng nghĩa chính phủ luôn phải cố gắng tìm điểm cân bằng trong các chính sách về môi tr๊ường, theo Dimitri de Boer, trưởng đại diện tổ chức phi lợi nhuận ClientEarth ở Bắc Kinh.
Tình trạng mất điện di🦩ện rộng gần đây hoàn toàn có thể làm suy yếu thêm niềm tin của công chúng vào mục tiêu "cứu Trái Đất" của giới chức, các nhà quan sát đánh giá.
"Sẽ rất nguy hiểm nếu công chúng Trung Quốc ch🥂o rằng chính phủ đang làm điều này vì bị các tác nhân nước ngoài thúc ép", Boer cho hay. "Với rất nhiều người dân Trung Quốc, biến đổi khí hậu vẫn còn là điều gì đó xa vời. Chính phủ nói rằng cần phải hành động, nhưng người dân không hiểu vì sao và bằnܫg cách nào".
Vũ Hoàng (Theo SCMP, Washington Post)