Ngày 16/8, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Quang Khải, Khoa Phẫu thuật♏ Thận Tiết niệu - Nam học, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân không có biểu hiện dậy thì, không phát triển chiều cao. Kích thước cơ quan sinh dục bệnh nhân chỉ như ở đứa trẻ dưới 10 tuổi, tinh hoàn teo nhỏ, thể tích chỉ 2-3 ml trong khi ꦕtrung bình 15-25 ml. Hormone nam giới của em thấp như chưa dậy thì.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy sinh dục thứ phát, rất khó tìm được nguyên nhân. Phương pháp điều trị trước mắt là bảo tồn tinh hoàn, dùng thuốc kích thíc🐭h để tinh hoàn phát triển. Bệnh nhân này về sau rất khó có con tự nhiên, phải can thiệp hỗ trợ sinh sản.
Suy sinh dục là tình ✤trạng cơ thể nam giới không sản xuất đủ lượng hormone testosterone để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường các đặc tính sinh dục nam trong giai đoạn dậy thì, dẫn đến chậm dậy thì hoặc không dậy thì. Suy sinh dục ảnh hưởng tới 0,7-2% thanh thiếu niên ở độ tuổi 13-20, nghĩa là cứ 100 trẻ tuổi này thì một có biểu hiện bệnh.
Biểu hiện thường gặp là giọng nói cao; râu, lông, tóc thưa hoặc khôngꦺ có; tinh hoàn kích thước nhỏ hoặc ẩn, kích thước bộ phận sinh dục nhỏ. Bệnh nhân chậm phát triển trí tuệ và tâm thần, khó khăn trong học tập, giao tiếp, giảm trí nhớ, giảm chú ý, phát triển tâm lý xã hội kém, dễ xúc động, lo lắng, trầm cảm.
Một số người còn phát triển ngực lớn như nữ giới, nhiều mỡ bụng, tăn⛦g trưởng chậm, lùn, cơ bắp kém phát triển, dễ mỏi mệt và lười vận động. Khối lượng x🅠ương nhỏ, không cốt hóa đầu xương, hoặc họ bị loãng xương, dễ gãy xương. Đến tuổi trưởng thành, họ bị giảm ham muốn và giảm hoạt động tình dục. Nguy hiểm nhất là giảm khả năng sinh sản, không có tinh dịch hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch dẫn tới vô sinh.
Bệnh không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng khiến trẻ dậy thì chậm, ảnh hưởng tới sức kh♔ỏe giới tính, tình dục, tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này.
Bá👍c sĩ khuyến cáo trẻ đến tuổi dậy thì cần được theo dõi về tâm sinh lý, đến bệnh viện khám khi có biểu hiện bất thường.
Thùy An