Ba ngày trước khi vào viện, bệnh nhân đau tinh hoàn trái, tự dùng kháng sinh và thuốc giảm đau. Ngày 1/3 em đến bệnh viện khám do đau nhiều hơn. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhâ♋n bị xoắn tinh hoàn.
Đây là bệnh lý tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắ🦂c nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn. Những triệu chứng của bệnh như đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, đau kéo dài, sưng, phía tinh hoàn bị xoắn lên vị trí cao hơn bì🍸nh thường... dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Bác sĩ Nguyꦬễn Như Trung, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết bệnh nhân không đến viện điều trị ngay mà để quá 24 giờ. Do đó một bên tinh hoàn đã bị hoại tử, không thể cứu chữa buộc phải cắt bỏ.
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp tính thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên (🐠12-22 tuổi). Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác của bệnh. Một số tác nhân thường gặp là chấn thương, bị viêm, sự chuyển đổi đột ngột nội tiết tố trong cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì... Xoắn tinh hoàn không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng hoại tử, mất tinh hoàn, nhiễm khuẩn, vô sinh thứ phát, biến dạng tinh hoàn.
Bác sĩ cho biết nếu điều trị trước 6 giờ kể từ khi có triệu chứng đau, tỷ lệ thành công 90-100%. Người bệnh đến viện muộn khi tình trạng thiếu máu tinh hoàn đã quá lâu có thể bị hoạ🧸i tử (một phần hoặc toàn bộ), không còn khả năng bảo tồn. Kể ൲cả khi điều trị bảo tồn được thì chức năng tinh hoàn cũng sẽ bị ảnh hưởng, ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sinh lý của người bệnh sau này.
Nam🅰 giới chỉ còn một bên tinh hoàn, nhu cầu sinh lý không thay đổi tuy nhiên khả năng có con giảm ít nhất 50%. Bác sĩ giải thích, do một bên bị xoắn tinh hoàn sẽ ức chế bên còn lại trong việc sản xuất tinh trùng, chưa kể ✤yếu tố tâm lý.
Bác sĩ cảnh báo khi trẻ có xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội💙 ở bìu bẹn, bìu sưng to, cần đưa đến các cơ sở y tế chuyên kh🍰oa Tiết niệu nam học để khám và điều trị sớm.
Thúy Quỳnh