Ngày 27/2𝕴, đại diện Bệnh viện Trung ương Huế cho biết xét nghiệm máu khi nhập viện cho thấy bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết nặng, tổn thương đa cơ quan, chủ yếu ở gan, thận nên nước tiểu sẫm màu và chỉ số hồng cầu, protein trong nước tiểu tăng rất cao.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tiêu cơ vân cấp tính với ba dấu hiệu rất rõ là đau cơ, yếu cơ và nước tiểu sẫm màu. Hội chẩn♑, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân còn bị tổn thương phổi tiến triển với hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS). Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt như một cơ chế tự bảo vệ.
Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ xử trí tiêu cơ vân cấp tính, dùng kháng sinh trị nhiễm trùng, tiêm corticoiꦗd đường tĩnh mạch. Quá trình điều trị, em bị sốc nhiễm trùng,🦋 tổn thương gan, thận, phổi cấp tiến triển, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, rối loạn điện giải...
May mắn, sau hơn một tháng điều trị, bệnh cải thiện dần, huyết áp và nước tiểu v𒆙ề bình thường, bệꦏnh nhân xuất viện ngày 27/2.
Cơ vân còn được gọi là cơ vận động có ý thức, gắn liền với xương và cùng với cơ tr💙ơn, cơ tim cấu tạo nên cơ thể. Tiêu cơ vân được định nghĩa là tình trạng 🧔hủy hoại tế bào cơ vân, giải phóng vào máu các thành phần của tế bào cơ bị phá hủy, gây các biến chứng như tổn thương thận cấp, rối loạn điện giải, hội chứng chèn ép khoang và đông máu nội mạch.
Nguyên nhân tiêu cơ vân thường do nhiễm trùng, ngộ độc, chấn💯 thương, vận động quá🍨 mức (hay gặp ở người chơi thể thao), dùng ma túy hay các chất kích thích...
Tiêu cơ vân cấp🐈 tính là một hội chứng khá hiếm gặp ở trẻ em.
Tỷ lệ mắc tiêu cơ vân thứ phát là 5-8%, tỷ lệ tử vong khoảng 10% nếu không được điều trị kịp thời. Tổn thương thận cấp♌ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân bị tiêu cơ vân.
Võ Thạnh