Nam sinh cấp cứu tại Khoa Khám bệnh và Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Công an tỉnh Tuyên Quang, ngày 31/10. Bác sĩ Trần Văn Long, Trưởng khoa cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạn😼g sốc phản vệ, khó thở, tức ngực... do bị ong mặt quỷ đốt nhiều nốt vào phần đầu, cổ. Lúc bị đốt, em bị choáng, sốc nên không xác định được số lượng ong tấn công.
Các bác sĩ dùng thuốc vận mạch, chống sốc điều trị theo phác đồ, đồng thời giảm đauꦛ, truyền dịch cho người bệnh, ngăn biến chứng nặng hơn như suy thận cấp, suy đa tạng. Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.
Theo bác sĩ Long, nọc của ong mặt quỷ rất độc và nguy hiểm, có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn🍷 đông máu, tổn thương cơ, tổn thương thận nặng...
"Nếu không xử trí kịp thời rất dễ nguy hiểm đến tính mạng", bác sĩ cản📖h báo và cho biết khi b🔜ị ong đốt, nạn nhân cần nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Lấy vòi chính của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, bôi dung dịch sát trùng như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày ♒hai lần. Uống nhiều nước để loại thải độc tố. Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau, giảm sưng. Sau khi xử trí như trên, người bị ong đốt nên được chăm sóc và theo dõi cẩn thận, đưa đến bệnh viện để kiểm tra lại.
Trường hợp bị phản vệ mức độ nặng như b🐎ất tỉnh, thở chậm hoặc ngừng thở, ngừng tim cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế 💞gần nhất gần nhất.
Minh An