Hồi đó, bữa tối của gia đình tôi, vào lúc 6 giờ chiều, có thể phải gác lại vài ba tiếng để tꦛất cả mọi ngườ༒i cùng chực chờ xách nước, đổ vào bể to, bể nhỏ trong nhà. Canh nước cả đêm cũng là chuyện thường xảy ra.
Chuyện của những năm 1980 tưởng đã đi vào dĩ vãng, vẫn hiện hữu tại Hà Nội. Người dân nhiều khu chung cư phải xếp hàng lấy từng thùng nước. Nước t📖hiếu đến độ dân phải nhịn tắm, nhịn đi vệ sinh.
Hà Nội không phải là nơi duy nhất. Nhiều đô thị lớn nhỏ trên cả nước như TP HCM, Bình Dương... cũng đối mặt với𝄹 vấn đề thiếu nước sinh hoạt đạt chuẩn cho người dân.
Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra: Thiếu nguồn lực đầu tư cho sản xuất và cung cấp nước sạch; Suy giảm nguồn khai thác nước ngầm; Chậm tiến độ đầu tư hạ tầng cấp nư𒉰ớc sạch... Nhưng một trong những nguyên nhân gốc rễ là vấn đề quản lý, cấp phép xây dựng theo quy hoạch phát triển đô thị.
Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 tầm n♔hìn 2050, được phê duyệt năm 2011, toàn thành phố đến năm 2030 dự kiến có quy mô dân số 4,6 triệu người, riêng nội đô giảm từ 1,2 triệu người (năm 2011) xuống 800.000 dân thông qua các biện pháp giảm cơ học. Đây cũng là cơ sở để tính toán các quy hoạch hạ tầng đồng bộ đến 2030 để đảm bảo đô thị phát triển bền vững, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tùy theo điều kiện về không gian, tài nguyên thiên nhiên và xã hội, mỗi đô thị chỉ có thể dung nạp một số lượng dân hợp lý và đã cơ bản được tính toán tro🐭ng các quy hoạch. Sự ✤tăng trưởng dân cư quá mức so với tính toán là nguy cơ khiến đô thị phát triển thiếu bền vững.
Sau hơn 10 năm triển khai, bản quy hoạch Hà Nội đã không thể thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ. Các số liệu thống kê quy mô 💙dân số toàn đô thị vཧà nội đô đều tăng phi mã, cơ quan quản lý khó kiểm soát nổi, kéo theo việc phá vỡ định hướng quy hoạch ban đầu.
Thống kê cho thấy, đến năm 2019, tổng 🎃dân số TP Hà Nội là 8,1 triệu người; nội đô xấp xỉ 1,4 triệu. Đến đầu 2023, Hà Nội ước tính đạt 8,5 triệu người, nội đô gần 1,5 triệu. Dân số Hà Nội tăng gần gấp đôi dự kiến, kéo theo sự quá tải hạ tầng không thể tránh khỏi với các biểu hiện như kẹt xe, thiếu trường học, thiếu điện và đặc biệt là thiếu nước.
Nghiên cứu do nhóm chúng tôi thực hiện trong các năm 2019- 2021 cho thấy: tính đến năm 2019, Hà Nội có khoảng 46.000 căn nhà phố và hơn 300.000 căn hộ chung cư. Gần đây nhất, theo số liệu Báo cáo Xu hướng thị trường chung cư trung cấp - cao cấp, dự kiến trong năm 2023, Hà Nội tiếp tục hoàn thành 14.000-15.000 căn hộ. Việc tăng trưởng "cực nóng" các công trình cao tầng, đặc biệt là chung cư, tòa nhà hỗn hợp xây chen trong nội đô, và xuất hiện thêm nhiề🌊u khu đô thị đông đúc ven đô, trên cơ sở cho phép điều chỉnh cục bộ so với quy hoạch ban đầu, đã đè nặng lên hạ tầng, bao gồm hệ thống cấp nước sạch.
Nghiêm trọng hơn, có một số lượng đáng kể các công trình xây dựng được "phạt cho tồn tại" trong nhiều năm trước đây. Ví dụ, riêng trục đường L𒊎ê Văn Lương (quận Thanh Xuân), thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra 31 dự án, công trình thi công sai quy hoạch, sai tổng mặt bằng, phương án thiết kế được chấp thuận, không có hoặc sai giấy phép xây dựng...
Tất cả dữ kiện trên cho thấy bức tranh tổng thể về quản lý phát triển đô thị chưa theo sát༒ định hướng được duyệt, điều chỉnh quy hoạch cục bộ tùy tiện và cấp phép sai quy hoạch, có thể là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu nước cũng như các vấn đề đô thị khác.
Theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội, tổng nhu cầu sử dụng nước toàn thành phố đến năm 2025 trung bình là 1,89 triệu m3/ngđ, t꧅rong đó, nước sạch sinh hoạt là 1,16 triệu m3/ngđ. Tuy nhiên, số liệu công bố của Sở Xây dựng Hà Nội tháng 5/2023 cho thấy, với nhu cầu tăng bình quân mỗi năm 5-10%, tổng mức tiêu thụ nước sạch năm 2023 đã là 1,25-1,35 triệu m3/ngđ, vượt trên 15% so với quy hoạch.
Công suất theo thiết kế các nhà máy nước sạch tập trung của Hà Nội là 1,53 triệu m3, nhưng năm 2023 chỉ sản xuất được gần 1,27 triệu m3. Chỉ gần 35% hộ gia đình khu vực ven đô Hà Nội được c♑ung cấp đủ nước sinh hoạt. Trong bối cảnh hệ thống cấp nước chưa phát triển kịp thì nguy cơ thiếu nước tại nhiều khu đô thị mới ven đô - nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh như khu Thanh Hà, sẽ còn ♐tái diễn ngày một trầm trọng.
Tôi từng nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Singapore - đất nước có diện tích khiêm tốn với nguồn tài nguyên nước hạn chế, thường xuyên phải nhập khẩu, nhưng vẫn đi đầu trong ph🤡át triển đô thị bền vững. Việc đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất được họ thực hiện theo quy hoạch đồng bộ, khoa học, chặt chẽ. Chẳng hạn, bản quy hoạch đô thị của Singapore năm 2008 không chỉ hoạch định các hướng phát triển đô thị bền vững mà còn tính toán một quy mô dân số hợp lý trên cơ ꦅsở tính đúng, tính đủ khả năng dung nạp cho phép của đô thị về không gian, hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên (bao gồm khả năng cung cấp nước).
Để phục vụ cho việc quản lý cấ🐓p phép xây dựng, họ công bố rộng rãi các chỉ tiêu quy hoạch của từng ô phố trên nền tảng số, cho phép doanh nghiệp và người dân dễ dàng truy cập, hạn chế các tiêu cực trong quá trình cấp phép và triển khai dự án. Người dân và cộng đồng có cơ hội tham gia giám sát, phản ảnh các tiêu cực ngay ꦓkhi xuất hiện sai phạm.
Kin🅷h nghiệm của thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của quy hoạch chung, sự thiết yếu của việc tôn trọng tính đồng bộ trong quản lý đô thị và giá trị của quá trình giám sát, ꦏthực thi quy chuẩn.
Nếu các quy hoạch được đề ra, các tiêu chu♈ẩn được xây dựng 🍸đều có thể bị phá vỡ và xâm phạm, những hệ quả trầm trọng của nó sẽ khiến đô thị bước đi giật lùi.
Phạm Hoàng Phương