"Nó khiến tôi tắc thở, sau đó những đám bụi nồng nặc 🔯mùi ammoniac tràn vào lô cốt và bám đầy răng chúng t🐽ôi. Ngọn lửa trùm qua, cách nóc lô cốt chỉ khoảng 20 mét", thiếu tá lục quân Mỹ Alan Johnson kể lại khoảnh khắc tên lửa đạn đạo Iran phát nổ gần nơi trú ẩn của ông tại căn cứ Al Asad ở Iraq ngày 8/1/2020.
Johnson là một trong 28 lính Mỹ được trao huân chương Trái tim Tím vì bị thương khi làm 🅷nhiệm vụ. Ông kể lại trải nghiệm "cận kề cái chết" trong chương trình 60 Minutes của kênh CBS News, được công bố hôm 1/3, cùng thời điểm quân đội Mỹ giải mật hình ảnh loạt tên lửa đạn đạo Iran đánh chính xác vào căn cứ Al Asad.
"Chúng tôi sẽ chết cháy nếu ở lại đó. Cả nhóm phải chạy khoảng 135 m để tới lô cốt khác, nhưng vừa chạy khoảng một phần ba quãng đường thì loa phóng thanh bắt đầu phát báo động 'tên𝔉 lửa tới, tìm chỗ nấp ngay'. Tôi còn phải chạy hơn 100 m và không biết bao giờ quả tên lửa tiếp theo sẽ đánh xuống", Johnson nói.
Tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm quân đội Mỹ, tiết lộ Washington đã phát hiện từ trước nhiều dấu hiệu cho thấy😼 Iran chuẩn bị tập kích căn cứ Al Asad, trong đó Tehran đã mua lượng lớn ảnh vệ tinh thương mại chụp căn cứ này. Các ✱chỉ huy Mỹ chờ đến khi Iran ngừng tải ảnh vệ tinh rồi mới phát lệnh sơ tán sau đó một ngày, điều này dường như cũng hạn chế thiệt hại lực lượng khi đòn đánh diễn ra.
Quân đội Mỹ vẫn phải duy trì lực lượng đóng tại Al Asad, nhưng họ không có đủ lô cốt và các vị trí trú ẩn chỉ được thiết kế để đối phó đầu đạn nhỏ hơn 30 kg của pháo phản lực, thay vì đầu đạn hơn 500 kg của tên lửa đạn đạo Iran. Những côngꦫ trình kiên cố nhất trong căn cứ Al Asad là lô cốt bê tông được xây từ thời cựu tổng thống Saddam Huss💜ein.
Thiếu tá Johnson và binh sĩ dưới quyền chạy được đến một lô cốt khác an toàn. Tuy nhiên, họ phát hiện có khoảng 40 binh sĩ đang chen chúc trong lô cốt được thiết kế cho 10 người. "Tên lửa r♎ơi xung quanh giống như các đoàn tàu hàng đang lao xuống. Cảm giác như không ai𒆙 có thể sống sót qua điều này", Johnson cho hay.
Các binh sĩ không quân Mỹ đóng tại Al Asad cũng kể về trải nghiệm tương tự khi hứng chịu đòn tên lửa Iran. "Tôi phải đánh cược mạng sống của cấp dưới với những thứ ngoài tầm kiểm soát của mình. Tôi phải quyết định ai sống và ai chết", trung tá Staci Coleman, chỉ huy Phi đoàn viễn chinh đường không số 443, nhớ lại thời điểm bà quyết định những binh sĩ sẽ sơ tá𝓰n khỏi căn cứ.
"Các vụ nổ cuối cùng cũng dừng lại, t⭕ôi cảm thấy tất cả những người trong lô cốt cùng thở hắt ra. Và đó là lúc những đợt tấn công tiếp theo diễn ra. Tôi không biết liệu có ai còn sống bên ngoài lô cốt này không", đại úy Nate Brown, phụ trách kỹ thuật Phi đoàn 443, cho hay.
"Không ai biết𓃲 quy mô của đòn tấn công mà chúng tôi đang đối mặt, nhưng mọi người đều ngầm hiểu đây có thể là dấu chấm hết, chúng tôi có thể sẽ không sống qua đêm đó", đại úy Adella Ramos, sĩ quan phụ trách hoạt động sân bay của Phi đoàn 443, hồi tưởng.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) rạng sáng 8/1/2020 phóng 22 tên lửa nhằm vào hai căn cứ có lính ♎Mỹ đồn trú tại Iraq là Al Asad và Irbil để trả thù cho cái chết của tướng Qassem Soleimani.
Các quan chức Mỹ cho rằng Iran chủ động chọn hai căn cứ này để tấn công nhằm gây thiệt hại ở mức thấp nhất và tránh thương vong cho lực lượng Mỹ đồn trú, có thể để tránh đòn đáp trả dữ dội của Washington. Điều này cũng cho thấy IRGC rất tin tưởng vào uy lực và độ chính xác của tên lửa đạn đạo trong biên chế c👍ủa họ.
Tổng cộng 16 tên lửa được Iran phóng về phía căn cứ Al As🤪ad, trong đó 5 quả gặp trục trặc và rơi trên đường bay. Khoảng 110 binh sĩ𒁃 Mỹ bị chấn động não và phải điều trị trong bệnh viện, nhưng không có ai thiệt mạng. Tướng McKenzie thừa nhận Mỹ có thể đã mất 100-150 binh sĩ và 20-30 máy bay nếu không kịp sơ tán lực lượng trước đòn tấn công của Iran.
Vũ Anh (Theo Drive)