Khoảng 800 sinh viên học bộ môn giải phẫu của Trường Đại học Y Hà Nội, đến giờ học giải phẫu thực nghiệm trên xác đều phải học "cha🏅y" trên máy tính và mô hình người bằng nhựa. Mỗi năm thầy và trò trường y này chỉ có 2 thi thể để thực hành giải phẫu, song đều là những mẫu đã cũ và được sử dụng nhiều lần. Họ 💮không thể tiến hành nghiên cứu thực hành trên mẫu thực tế được nữa nên sinh viên không được tự phẫu tích mà phải học dựa vào mô hình nhựa hoặc xem tiêu bản.
Thiếu thi thể để sinh viên y nghiên cứu khoa học là thực trạng diễn ra nhiều năm nay tại Trường Đại học Y Hà Nội. Tình trạng này trái ngược với các trường đại học y tại TP HCM𒐪, nơi đang phải từ chối nhận thêm xác được hiến tặng cho nghiên cứu khoa học vì đã quá tải bể chứa.
Một sinh viên y tương lai có trở thành bác sĩ giỏi hay không phụ t൩huộc 🌜rất lớn vào việc có được học, được thực hành trên xác hay không. Trong đó, giải phẫu là môn cơ sở của tất cả bộ môn liên quan đến hệ ngoại. Môn giải phẫu dạy sinh viên biết được cấu trúc cơ bản của con người. Nếu bác sĩ không nắm rõ được cấu trúc của từng bộ phận cơ thể sẽ không thể phẫu thuật được.
Thầy Hoàng Văn Sơn, Giảng viên Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội lật cuốn sổ ghi chép danh sách người tình nguyện hiến xác 🅰cho khoa học sau khi chết, vừa chỉ vào những cái tên thưa thớt trên giấy, cho biết: "Thực trạng thiếu xác nghiên cứu tạ😼i trường đang là vấn đề rất cấp bách".
Một năm bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội, chỉ có 2 thi thể cho sinh viên thực hành. Trung bình mỗi nhóm 25-30 sinh viên thực hành trên m✤ột thi thể. Chíಌnh vì số lượng xác để nghiên cứu ít như vậy nên sinh viên Y Hà Nội chỉ được kiến tập chứ không trực tiếp thực hiện phẫu tích. Có nghĩa, thầy giáo phẫu tích bộc lộ các mạch máu, dây thần kinh trên xác để sinh viên đứng xung quanh xem chứ những bác sĩ tương lai không được trực tiếp cầm dao giải phẫu thi thể. Ở các trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y dược TP HCM, một năm sinh viên 𝕴có thể sử dụng 25-30 xác🌌 cho học tập, nghiên cứu.
Một thi thể chỉ được sử dụng một lần, hôm nay phẫu tích cánh tay rồi thì hôm sau không thể giải phẫu lại cánh tay nữa mà phải thực hành trên bộ phận khác. Phẫu tích hết các cơ quan cần giảng dạy, nếu người nhà vẫn tiếp tục hiến thi thể thân nhân cho khoa học, trường sẽ giữ lại xác lâu hơn để dự trữ. Song, chất lượng thi thể giảm theo thời gian, các chi tiết sẽ bị xơ hóa, tꦉổn thương, bị mủn không thể phục vụ công💃 tác học tập. Những thi thể này về sau trường tiến hành an táng tại nghĩa trang Bất Bạt, Ba Vì.
Hiện trường Y Hà Nội có 20 thi thể phục vụ cho việc học tập của sinh viên, song tất cả đều đã được phẫu tích một phần nào đó để phục vụ công tác♍ học tập, nghiên cứu. "Với tình trạng khan hiếm nguồn xác như hiện nay thì việc học tập giải phẫu thực hành của sinh viên trong thời gian tới rất khó 𝕴khăn", thầy Sơn nhìn nhận.
Thi thể mới nhấ🎉t tại phòng lưu trữ xác của trường Y Hà Nội được trường tiếp nhận từ nămܫ 2013. Theo thầy Sơn, từ năm 2013 đến nay Trường Đại học Y Hà Nội không nhận được mộ𝐆t thi thể mới nào cả để nghiên cứu dù mỗi năm nhận được 300-400 đơn xin hiến thi thể. Có người đăng ký hiến từ năm 1997, trường vẫn lưu đơn song nay không thể biết hiện trạng người hiến ra s🌜ao cũng không thấy gia đình thông báo đến nhận thi thể.
Thấy Sơn nói: “Người có nguyện vọng đăng ký hiến xác rất nhiều, nhưng đến khi họ mất gia đình không báo cho trường đến nhận xác, có thể do vấn đề tâm linh người nhà muốn thân nh𝔍ân mồ yên mả đẹp, hay vì lý do nꦜào đó mà họ không làm theo nguyện vọng của người đã mất”.
Ngoài ra, trước năm 2007 chưa có luật Hiến xác - hiến tạng, việc trường tiếp nhận thi thể hiến tặng để nghiên𒁃 cứu rất đơn giản. Ngoài xác hiến tặng, trường có thể tiếp nhận các thi thể vô thừa nhận để phục vụ công tác nghiên cứu. Từ khi có luật, trường chỉ được tiếp nhận những trường hợp có đơn đăng ký hiến xác, không nhận xác vô thừa nhận. Chính vì vậy nguồn thi thể phục vụ nghiên cứu khoa học trở nên khan hiếm hơn.
Bảo quản thi thể phục vụ🍌 nghiên cứu khoa họ꧙c như thế nào
Trường thiếu xá꧒c nghiên cứu, song quy định tiếp༺ nhận thi thể hiến tặng khá khắt khe. Trường không tiếp nhận thi thể dập nát nhiều như người bị tai nạn giao thông, hoặc thi thể người mắc bệnh truyền nhiễm.
Để có một thi thể phục vụ nghiên cứu không hề đơn giản. Các giảng viên và những y công phải trải qua một quá trình xử lý xác đầy vất vả. Sau khi người hiến qua đời, trường sẽ tiếp nhận thi thể troꦜng 24 giờ. Do vậy người nhà sẽ thông báo cho trường một cách nhanh nhất sau khi thân nhân qua đời, nếu không xác sẽ bị phân hủy dẫn đến hỏng. Thi thể được đưa vào trường, xử lý sạch sẽ trước ❀khi tiêm hóa chất trong hai ngày. Sau đó thi thể được ngâm vào bể formol tối thiểu 6 tháng mới có thể dùng để học tập, nghiên cứu.
Hàng năm trường Y tổ chức các ngày lễ để 🍌tri ân những người hiến xác cho khoa học. Ngày rằm, mùng một đều có người hương khói. Những thi thể sau thời gian phục vụ khoa học được an táng ở nghĩa trang, trường thăm nom và hương khói cẩn thận.
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Vũ, Phó trưởng Bộ môn Giải phẫu học Đại học Y TP HCM cho biết, trường nhận trên 26.000 hồ sơ hiến xác, chiếm đa số trên cả nước. Khoảng 200🐼 thi thể đang được dự trữ để phục vụ công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Tổng cộng số thi thể đã và đang sử dụng từ trước đến nay khoảng trên 600. Theo tiến sĩ Vũ, nhu cầu sử dụng xác để học tập nghiên cứu rất lớn nhưng sức chứa của nhà trường có hạn. Quy trình nhận xác hiến tặng đòi hỏi các công đoạn bảo quản, hỏa táng sau khi sử dụng… phải được đảm bảo tốt. Trường Đại học Y dược TP HCM hiện phải hạn chế nhận hồ sơ đăng ký hiến xác. Trường🌟 cũng hạn chế tiếp nhận thi thể hiến tặng ❀từ người bị tổn𝓀 thương các cơ quan nặng, qua phẫu thuật nhiề𓆉u lần, liên quan pháp y, các vấn đề pháp lý… Nhà trường ưu tiên nhận hồ sơ đăng ký của những người ở TP 🐬HCM để giảm chi phí vận chuyển, phí đi lại của người đăng ký hiến; mặt k𝓰hác giúp những người ngụ tại tỉnh có thể hiến xác ở các trường đại học khác như Đại học Cần Thơ, Tân Tạo, Y Huế… Hiện một số trường hợp ở tỉnh đã làm hồ sơ đăng ký hiến xác tại Đại học Y TP HCM được nhà trường liên lạc thông báo không tiếp nhận để gia đình có sự chuẩn bị. “Nếu không thông báo trước, sau này trong trường hợp trường không thể nhận xác hiến tặng🃏 thì người nhà sẽ bấ♏t ngờ, không chuẩn bị lo hậu sự kịp”, tiến sĩ Vũ chia sẻ. |
>>> Xem thêm
Ảnh: Giờ học giải phẫu "🐠trên xác người" của sinh viên Y Hà Nội (Độc giả cân nhắc khi xem)
Sinh viên y thiếu xác để thực hành giải phẫu
Lê Nga - Lê Phương