Phân loại tinh trùng tại BV Phụ sản Hùng Vương, TP HCM. Ảnh: SGTT. |
Nhu cầu khám vô sinh gần đây tăng rõ rệt, chiếm 15% các cặp vợ chồng (trước đây là 10%). Theo các nhà chuyên môn, 40% ng🅰uyên nhân do nam giới, 40% do nữ giới, 10% do cả hai phía và 10% không rõ nguyên nhân. Trong số nam giới vô sinh, gần một nửa do tinh trùng ít, yếu hoặc không có. Vì thế, đa số phải xin tinh trùng của người khác.
Tuy nhiên, trước "làn sóng" điều trị vô sinh gia tăng, 𓂃số mẫu tinh🐠 trùng từ người cho tự nguyện tại Bệnh viện Hùng Vương lại đang giảm.
Trước nay, bệnh viện áp dụng cách "trao đổi", nghĩa là cặp vợ chồng nào đến điều trị vô sinh thì phải tự tìm nguồn tinh trùng cun💝g cấp cho bệnh viện để được đổi lại mẫu tinh trùng của người khác (người cho và người nhận tinh trùng không được biết nhau). Nhưng theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương, trưởng Khoa hiếm muộn, thực tế vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vì nhiều cặp vợ chồng không sao tìm được người cho tinh trùng để đổi lấy tinh trùng khác. Nếu trong 9 tháng của năm 2006 có 18 cặp đăng ký đổi tinh trùng, nay gần hết năm mà chỉ có 14 cặp.
Vì sao khó tìm người cho tinh trùng? Bác sĩ Ngọc Sương cho rằng người dân chưa biết nhiều về việc hiến tặng tinh trùng, hoặc nếu biết thì cũng không đầy đủ. Vì vậy, họ sợ gặp phức tạp trong khâu lấy t꧃inh trùng hay rắc rối sau này, khi con "trong luồng" và "ngoài luồng" có thể lấy nhau. Một nguyên nhân khác là dù mang tính nhân đạo, nhưng hiến tinh trùng lại không thể phát động rầm rộ như hiến máu. Việc tuyên truyền chủ yếu là trực tiếp từng người, nên kết quả thu được rất hạn chế.
Sợ hàng... ngoài luồng
Theo quy định, để có mẫu tinh trùng sử dụng được, người hiến phải tối thiểu học hết lớp 9, từ 20 đến 55 tuổi, sức khoẻ bình thường, không mắc bệnh tâm thần, di truyền và các bệnh viêm gan, giang mai, HIV/AIDS. Ngoài ra, tinh trùng cũng phải đạt chất lượng tốt về mặt chuyên môn, trước ngày hiến 3-5 ngày, người cho không được xuất tinh. Chi phí xét nghiệm doไ người cần tinh trùng chi trả.
Do điều kiện nghiêm túc như vậy nên tìm người cho không dễ. Tại khoa hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương, có người phải đổi mẫu tinh trùng đến 3 lần: lần đầu chất lượng xấu không dùng ꦜđược, lần hai người hiến không quay l﷽ại xét nghiệm máu sau 3 tháng (để khẳng định HIV âm tính) nên lại phải đợi. Mỗi lần như thế mất nhiều thời gian và nhiêu khê.
Tình trạng khan hiếm tinh trùng không chỉ diễn ra ở Bệnh viện Hùng Vương mà còn ở Từ Dũ, dù bệnh viện này có ngân hàng tinh trùng từ vài năm nay. Do cung không đủ cầu, chờ đợi quá lâu, nhiều cặp vợ chồng đã đến điều trị vô sinh tại một số phòng mạch tư. Tại đây, nguồn tinh trùng dồi dào hơn, nhưng chất🥀 lượng thì... không ai bảo đảm dù một mẫu tinh trùng có giá đến 5 triệu đồng! Một bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn nói: "Ai bảo đảm những mẫu tinh trùng này không mắc bệnh lây nhiễm? Nếu không tuân thủ quy định xét nghiệm, kiểm tra nhân thân thì hậu quả không ai lường hết".
Cần cách làm hay hơn
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương, tại Pháp, mỗi khu vực đều có một trung tâm nghiên cứu, trữ đông trứng và tinh trùng (CECOS) để cung cấp cho các trung tâm hỗ trợ sinh sản quanh khu vực đó. Khi có chỉ định được sử dụng tinh trùng đông hay trứng đông, bệnh nhân sẽ qua CECOS để nhận mẫu. Ở Việt Nam, các đơn vị y tế phải tự lo. Bên cạnh đó, do quy định của pháp luật chưa đầy đủ nên trong nhiều trường hợp, các đơn vị gặp lúng túng. Chẳng hạn tại Bệnh viện Hùng Vương ♎hiện nay còn khá nhiều mẫu tinh trùng từng được sử dụng thành công. Các mẫu này rất "đẹp", về góc độ y tế hoàn toàn có thể dùng cho người khác. Nhưng do quy định chưa có nên💃 bệnh viện chỉ biết bảo quản và cũng không biết bảo quản đến bao giờ.
Cần nói thêm: ở Việt Nam, mỗi người chỉ được hiến tinh trùng một lần, trong khi tại Singapore mỗi người được ch🍎o 3 lần. Tình trạng khan hi🍬ếm tinh trùng như hiện nay có lẽ cũng bắt nguồn từ cách làm.
(Theo Sài Gòn tiếp thị)