Chiều 8/12, tại buổi họp báo về thực phẩm Pháp vào Việt Nam, ông Jean-🌠Noel Poirier - Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết, sau khi Việt Nam gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò và táo Pháp hôm 1/5 thì các doanh nghiệp xuất khẩu của Pháp và đại diện hiệp hội trong nhiều ngành nghề thực phẩm của nước này đã đến Việt Nam để tìm kiếm hợp tác. Cũng từ đây, thịt bò và táo của Pháp chính thức được nhập v𓆉ào Việt Nam.
“Trư💛ớc💟 mắt, chúng tôi bán thịt bò đông lạnh, còn đối với thịt bò tươi chúng tôi cũng đang có kế hoạch nhưng chưa xác định thời gian cụ thể. Ban đầu, một số doanh nghiệp Pháp cũng đã kết nối được với vài đại diện của Việt Nam. Nếu tình hình chuyển biến tích cực, chúng tôi sẽ xin Chính phủ Việt Nam cho nhập khẩu thêm kiwi”, đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ.
Không tiết lộ số lượng cung ứng cụ thể nhưng ông Jean-Noel Poirier cho hay sẽ không bán ra với sản lượng ồ ạt, mà cung cấp lượng hàng ổn định để tránh biến động giá🌺 thất thường. Sản phẩm này không quá đắt như bò Kobe của Nhật mà sẽ ngang ngửa như bò Australia và Mỹ.
Về chất lượng sản phẩm, đại diện Hiệp hội các ngành nghề thực phẩm của Pháp cho hay, sản phẩm đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm của🧔 EU. Riêng bò được truy suất nguồn gốc theo từng cá thể như phần thịt nằm ở bộ phận nào của bò, bò bao nhiêu tháng tuổi, được nuôi ở đâu, chủ nhân là ai… Còn với thức ăn cho bò, toàn bộ được sản xuất tại trang trại.
Trước đây, Pháp từng là một trong những nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới nhưng bị gia🍸́n đoạn một thời gian khá dài sau dịch bệnh bò điên năm 2000. Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, bò của Pháp mới được xuất khẩu.
Năm 2008, Tổ chức Thú y thế giới đã chính thức công 🦩nhận Pháp đã kiểm soát được bệnh bò điên. Hiện nước này đã xuất khẩu thịt bò sang EU, Brazil, Mỹ, New Zealand, và một số nước ASEAN. Còn đối với sản phẩm táo, năm 2012 Pháp xuất sang Việt Nam 600 tấn, sau đó tạm ngưng vì số l💎ượng hạn chế.
Thi Hà